Lãng Nhân (Phùng Tất Đắc): Làm báo, viết văn. Sinh ngày 20 tháng 6 năm
1907 tại Hà Nội
Tác phẩm: Trước đèn (1939), Chuyện vô lý (1942), Chơi chữ (1960), Giai
thoại làng Nho (1963), Hán Văn tinh tuý (1965), Thơ Pháp ngữ tuyển dịch
(1968), Chuyện cà kê (1968)
Tác phẩm ký dưới bút hiệu Cố Nhi Tân (Những tiểu truyện danh nhân):
Khổng Tử (1968), Tư Mã Quang, Vương An Thạch (1968), Nguyễn Thái
Học (1969), Tôn Thất Thuyết (1969), Nghiêm Phục (1970)
Lãng Nhân
Ánh đèn trong đêm tối
“Gió sương đã đổi hai màu tóc
Non nước chưa đành một tiếng tơ.”
“Trong các nhà báo, nhà văn lớp trước, hiện nay ở đây còn sót lại vài
người. Trong số này, có bạn Lãng Nhân.” Nhà văn Vũ Bằng đã nói đúng
trong bài Tựa tác phẩm Trước đèn tái bản lần thứ ba, năm 1964.
Lãng Nhân, một nhà báo, một nhà văn, một nhà tư tưởng. Đã 40 năm trôi
qua, đã trên một vạn ngày đêm đuổi nhau đi vào vô tận, đi vào sự tàn phá
huỷ diệt mọi giá trị không đủ khả năng tồn tại, nhưng một khi giá trị, dù vật
chất hay tinh thần chống lại được thời gian mà tồn tại được, thì ở trong đó
ắt đã chứa đựng một cái gì vĩnh cửu.
Lãng Nhân đi vào cuộc đời văn chương từ năm 23 tuổi, sau khi lỡ dở bước
đường cử nghiệp vì cuộc bãi khóa chống lại viên giám đốc người Pháp của
Trường Bưởi (Chu Văn An ngày nay). Lãng Nhân mang một tinh thần trẻ
và tiến bộ, mong vượt thoát “lối mòn” để vươn cao lên đón bắt từng vùng
hào quang của văn học quốc tế đang từ phương Đông lướt tới, từ phương
Tây ồ ạt đổ vào.
Năm 1930, tờ Đông Tây ra đời do Hoàng Tích Chu, một thanh niên từ Pháp
về, chủ trương cải cách nền báo chí Việt Nam chậm tiến. Cũng từ đó, Lãng
Nhân bắt đầu “cầm cố” đời mình cho bút mực. Trong suốt một dòng sông