MƯỜI NGÀY - Trang 235

một chút nào, cho nên trẫm không ban lâu đài, chức vị cho khanh, nhưng
trẫm muốn tặng khanh cái hòm mà số phận của khanh đã gạt ra. Khanh hãy
đem nó về nước, mong rằng đối với khanh cũng như với các người thân của
khanh, nó sẽ là một bằng chứng về tài đức của khanh sự ân cân của trẫm
ban thưởng công lao.

Ông Rô giê nhận tặng vật, và sau khi đã hết lời cảm ơn nhà vua, ông lại

lên đường về xứ Tôxcan, lòng vui phơi phới.

THIỀU QUANG dịch.

MỘT KẺ CƯỚP QUÝ TỘC

Ghinô đơ Taicô cầm tù cha Tu viện trưởng xứ Cluyny, chữa cho ông khỏi

bệnh dạ dày và trả lại tự do cho ông. Trở về La Mã, cha Tu viện trưởng giải
hòa giữa Ghinô và Giáo Hoàng, người phong Ghinô làm "hiệp sỹ dòng cứu
tế viện."

(Êmili kể chuyện)

- Các bạn gái đáng yêu, khi một ông vua tỏ ra hào hiệp đối với người đã

phục vụ mình thì rõ ràng đó là cách cư xử cao thượng và đáng khen. Nhưng
nói thế nào về một giáo đồ, nếu ông tỏ ra hào hiệp đáng phục với một
người ông có thể đối xử khắc nghiệt mà không bị ai chê trách? Chỉ có thể
nói rằng sự hào hiệp của nhà vua là một đức hạnh và sự hào hiệp của vị
giáo đồ là một sự kỳ lạ. Các giáo đồ thường chẳng là bủn xỉn vượt xa đàn
bà ư? Họ chẳng thực sự ác cảm với mọi cử chỉ hào phóng ư? Mặt khác, nếu
mọi người tự nhiên có xu hướng muốn trả oán thù thì các giáo đồ xem ra,
tuy thuyết giáo về sự nhẫn nại, tuy khuyên hãy tha thứ hoàn toàn và trọn
vẹn những nhục mạ mình đã phải chịu, chẳng vì thế mà bớt hăng hái báo
thù bằng đủ cách. Vậy mà trong câu chuyện sau đây, các bạn sẽ có thể thấy
đầy đủ tính hào hiệp ở một giáo đồ.

Ghinô đơ Tatcô, nổi tiếng về tính dữ tợn và những hành động cướp bóc,

bị trục xuất khỏi Xiênnơ đã trở thành kẻ thù của các bá tước xứ Xanh Flua
và khiến đô thị Rađicôfani nổi lên chống Giáo Hoàng. Chàng đã đặt sào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.