"Đúng thế! Tiếng nói đó vô cũng cổ quái." Họa Long trầm tư đáp.
Tô My vẫn còn run, nói như phân trần: "Đến giờ cháu vẫn còn run đây này,
nghe thấy phía sau lưng có người nói "xin chào", mà quay đầu lại thì chẳng
thấy ma nào cả."
"Bây giờ cũng muộn rồi, ngày mai chúng ta lấy phần ghi âm của người báo
án, mọi người nghe thủ xem tiếng của người báo án và tiếng nói trong gác
trần có giống nhau không." Giáo sư Lương nhắc nhở rồi báo mọi người đi
nghỉ.
Cảnh sát già có và thất vọng, nói: "Rất tiếc không tìm thấy người báo án,
anh ta gọi đến đường dây 110 từ một bốt điện thoại công cộng."
Cảnh sát trẻ cũng nhanh nhảu: "Cháu đến bốt điện thoại đó rồi, xung quang
không có camera theo dõi, chẳng có manh mối nào cả."
Bốt điện thoại công công bị bỏ hoang ven đường cùng với sự phổ biến của
điện thoại di động, ngày càng ít người dùng đến những bốt điện thoại này.
Bốt điện thoại kia nằm ven một con đường hẻo lánh, gần đó có một quán
internet và một cửa hàng sữa chữa đồ điện tử, có thể đây là bốt điện thoại
công cộng cuối cùng của thành phố này vẫn còn sử dụng được, nhưng sau
một thời gian nữa, có lẽ nó cũng sẽ bị phá bỏ, thay vào đó là một sạp báo.
Bốt điện thoại thông thường đều nằm trong trạng thái "nghỉ ngơi", loa
không bắt tiếng, màn hình nhập nhèm, nút bấm hỏng hóc.
Bốt điện thoại ở đầu đường giờ chỉ còn lại hai tác dụng: Một là để dán
những tờ rơi quảng cáo, hai là để tránh mưa, đôi khi đó trở thành nơi khởi
nguồn của một tình yêu lãng mạn.
Ngoài những điều đó ra, nó còn có một tác dụng lớn nữa mà ít người biết
đến - để báo cảnh sát.
110 là số điện thoại miễn phí, hơn nữa những hồi điện thoại công cộng kiểu
này có thể gọi trực tiếp cho 110 mà không cần cắm thẻ.