vùng Thiểm Bắc quê họ, thậm chí có thể thấy các biểu ngữ như: “Cần phá
không phá, nhà sập bếp xóa; Cần bỏ không bỏ, đập vách dắt bò.” Cha mẹ
chúng tất thảy sinh được bảy người con, đều thuộc thế hệ 8X. Hai người
con đầu chẳng may chết non, nên Ngũ Tiểu Thất trước nay đều gọi Âm Tam
Nhi là anh cả. Để tránh sự quản lí của công tác kế hoạch hóa gia đình, cha
mẹ chúng phải bôn ba khắp nơi. Họ từng phải sống trong ống cống bê tông,
có khi làm công nhân lọc cát ở công trường, có lúc làm cầu, sửa đường.
Họ đi tới đâu, nơi đó chính là nhà.
Đến một ngày, họ dừng chân tại một huyện thành nọ, người cha bán xi
măng, người mẹ làm công nhân trong một nhà máy sản xuất găng tay, cả gia
đình thuê một gian nhà nhỏ và sống ở đó mười năm trời.
Quê người nay đã trở thành mình, những đứa trẻ lớn lên thành người ở
chính nơi đất khách đó.
Năm 1999, Âm Tam Nhi và Ngũ Tiểu Thất bị bỏ tù vì tội trộm cướp.
Ấy thế nhưng người cha nói đầy cảm khái: “Được đi ăn cơm nhà nước rồi!”
Họ phạm tội không phải vì nghèo đói, mà vì họ không có cách nào thể thay
đổi cuộc sống túng quẫn của mình.
Lao ngục chính là một ngôi trường. Hầu như bất kì nhà lao nào cũng có một
quy định: Cấm trao đổi các kĩ năng phạm tội. Điều đó chỉ chứng minh một
điều ngược lại: Các phạm nhân thường xuyên trao đổi với nhau những
“ngón nghề” của mình. Cũng giống như việc con người ta rất thích đi tiểu
dưới những bức tường có dòng chữ “Cấm đái bậy” vậy. Kẻ trộm xe đạp