Họa Long nói: "Ngoại trừ động cơ về tình dục ra thì chỉ còn lại một khả
năng."
Giáo sư Lương tiếp lời: "Ăn thịt người cũng có thể coi là một động cơ
giết người."
Tổ chuyên án quyết định điều tra triệt để xem rốt cuộc bà lão Chương
Điền Thị có ăn thịt người thật không. Sáng hôm sau, tổ chuyên án đến thôn
Chương Hợp, trưởng thôn triệu tập một số người già, họ ngồi dưới gốc liễu
ở đầu thôn. Để tránh tâm lí bài xích của những người già, giáo sư Lương
đóng giả thành giảng viên đại học, ông nói mình dự định viết huyện chí,
nên giờ cần hỏi họ một số chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Họ chỉ cần kể
cho ông nghe như những người bạn nói chuyện phiếm với nhau.
Qua đó ông được biết, năm 1960, khi ấy bà Chương Điền Thị mới hai
mươi bảy tuổi, bà sinh được hai cô con gái, Đại Ni sáu tuổi, còn Tiểu Ni
mới một tuổi.
Thời điểm đó đang là trọng điểm "ba năm thiên tai" khủng khiếp nhất,
mấy người già trong thôn chứng thực cô bé Tiểu Ni nhà bà Chương Điền
Thị đã bị chết đói khi mới một tuổi.
Giáo sư Lương hỏi: "Thiên tai năm đó là nạn hạn hán hay lũ lụt?"
Một người già nheo mắt như thể đang hồi ức lại, đoạn đáp: "Đều không
phải! Năm đó mưa thuận gió hòa, thực ra chẳng gặp thiên tai gì hết."
Giáo sư Lương ngạc nhiên hói: "Thế tại sao lại gọi là 'ba năm thiên tai'?"
Cụ già đáp: "Ấy là đảng và nhà nước cứ gọi thế!"
Giáo sư Lương lại hỏi: "Không thiên tai sao lại xảy ra chuyện người chết
đói?"