CHƯƠNG 1: TỘI PHẠM THIÊN TÀI
M
ột ngày mùa thu rất nhiều năm về trước, những rừng hồng trên núi
Nghi Mông đã chín đỏ. Trời đang ngả bóng hoàng hôn, xa xa có làn khói
bếp, trên con đường núi quanh co có bóng mấy đứa trẻ đang đi. Lũ trẻ ăn
mặc nhem nhuốc, trên lưng đeo những chiếc ba lô đã cũ rách, miệng vẫn
hát những khúc đồng dao.
Một đứa trẻ chạy vào rừng hồng bên đường đi tiểu. Một lát sau, nó hộc
tốc chạy ra, ánh mắt lạc thần, hai tay nó vày vặt mái tóc xác xơ, miệng run
cầm cập nói với mấy đứa bạn: “Trong… trong lùm cỏ, có… có người
chết!”
Người chết đó là một phụ nữ, trên người không mảnh vải, đầu và tứ chi
đã bị quẳng vào đám cỏ bên cạnh, nhưng điều lạ lùng là không hiểu ai đã
chát một lớp bùn che lại chỗ kín cho nạn nhân. Điều này xuất phát từ tâm lí
phạm tội gì đây? Sau này khi vụ án được đưa ra ánh sáng, thì hung thủ
chính là bố chồng nạn nhân, hành động “kì lạ” của ông ta chỉ vì muốn
“che” cho đứa con dâu mất nết đỡ xấu hổ.
Vụ án chẳng có gì phức tạp. Nạn nhân là một quả phụ, thông dâm cùng
gã hàng xóm, sinh ra một đứa con hoang, ông bố chồng cảm thấy mất mặt,
nên xuống tay sát hại.
Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng, vào một đêm trăng cao vằng vặc, ánh
trăng như dòng suối tuôn chảy giữa đêm, một ông cụ đầu tóc bạc phơ cõng
xác một người đàn bà lõa lồ đi vào rừng hồng đang độ chín, ông lấy rìu
chặt hết tứ chi, trước lúc bỏ đi cũng không quên bốc một nắm bùn ném vào
chỗ kín, giúp con dâu che đi cho đỡ xấu hổ.