MUÔN DẶM KHÔNG MÂY - Trang 46

Chương 2

Câu chuyện thần bí về tháp Đại Nhạn

Tháp Đại Nhạn đã chứng kiến lịch sử huy hoàng xán lạn của Đại
Đường, ghi nhận sự nghiệp phiên dịch kinh điển của ngài Huyền
Trang, nó đã trải qua hơn 1000 năm nắng táp mưa sa, thoát khỏi kiếp
nạn 10 năm Cách mạng Văn hóa, vậy ai đã bảo vệ ngôi tháp vĩ đại
này?

Vào một hoàng hôn của mùa thu năm 1999, trên chuyến tàu đến Tây An,
tôi ý thức được đây là lần du lịch quan trọng nhất trong đời. Khi xe bắt đầu
chuyển bánh, hành khách trong xe cũng nhốn nháo hẳn lên, ngồi trước mặt
tôi là một thanh niên túi đãy đùm đề trông giống như đang diễn xiếc, anh
mang theo nào gà quay, lạp xưởng, hột gà luộc, dưa leo, cà chua, táo, chuối,
lê, bia... bày đầy trên bàn nhỏ. Nhìn anh ta, tôi chợt nhớ lại câu nói quen
thuộc của người dân Trung Quốc: Dân lấy thực làm đầu. Ngoài ra, một số
người cũng mang những thức ăn chuẩn bị sẵn ra chất đống trên bàn. Họ
nhanh chóng làm quen với nhau, vừa ăn vừa nói chuyện, giới thiệu với
nhau tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, lý do đến Tây An...

Ở Trung Quốc, mọi người có thể nói thoải mái mà không cần phải giấu

giếm việc riêng tư của mình, giống như ngồi trong toa ghế cứng không gì
che chắn, tất cả đều phô ra trước mặt người khác. Tán gẫu có thể khiến
người ta thư thái, hiểu biết nhau hơn, nhưng những loại tán gẫu này không
nên đụng đâu nói đó, đối với tôi, đây giống như đang bị chất vấn. Sống ở
nước ngoài hơn mười năm, nơi mà rất ít người hỏi chuyện đời tư của người
khác, tôi và hàng xóm cách nhau mấy bước, trong nhà xảy ra việc không ai
biết ai đã trở thành thói quen rồi.

Để tránh những câu hỏi của mọi người, tôi lấy sách ra đọc, nhưng cũng

không thoát khỏi. Một cô gái du lịch một mình, cũng đủ gây sự tò mò của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.