MUÔN DẶM KHÔNG MÂY - Trang 69

ngài phải đi trong hai ngày trời. Mặc dù, cách nhau gần 1300 năm, nhưng
chúng tôi đi cùng một con đường - con đường tơ lụa nổi tiếng.

Con đường tơ lụa quen thuộc của ngài Huyền Trang. Con đường này

được một học giả người Đức là Ferdinand Felix đặt tên “Con đường tơ lụa”
đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ XIX, nhưng nó lại được sứ thần Trương Khiên
khai sáng vào năm 139 trước công nguyên. Trương Khiên là một vị quan
đời Hán, được Hán Võ Đế phái đến Tây Vực bang giao để đối kháng lại
Hung Nô. Ông đã từng bị địch bắt, nhưng không quên sứ mạng của mình,
sau 11 năm bị giam cầm, ông tìm cách trốn thoát. Trên đường về nước, ông
lại bị Hung Nô bắt lần nữa, hơn một năm sau ông mới về đến Trường An.
Ông đã đem những điều mắt thấy tai nghe của mình cổ vũ Hán Võ Đế, thúc
đẩy mối quan hệ giữa Hán triều với các nước Tây Vực. Không lâu sau,
trong giới cảnh của đại Hán xuất hiện đài phóng lửa, các thương nhân ngoại
quốc không ngừng mạo hiểm đến Trung Quốc buôn bán, trao đổi hàng hóa,
trong đó có một mặt hàng trân quý và giá trị, đó là tơ lụa. Con đường tơ lụa
bắt đầu hình thành từ đây.

Con đường tơ lụa vẻ vang một thời, nhưng ngày nay nó bị xem là bình

thường. Người Hy Lạp cổ đại rất sùng bái nó, bao nhiêu tơ lụa cũng không
đủ đáp ứng nhu cầu cuộc sống của họ. Màu sắc những tấm lụa đẹp mắt,
mịn màng, khiến họ không tiếc tiền bỏ ra để mua về. Theo hành trình vận
chuyển, hàng tơ lụa khi đến được La Mã quí như vàng ròng. Người La Mã
còn mở cửa hiệu, phái người đến nơi mà họ gọi là “đất nước tơ lụa” để học
hỏi kỹ thuật, nhưng hoàn toàn không thành công. Người Trung Quốc rất
thích bán tơ lụa cho họ, nhưng chưa bao giờ tiết lộ bí mật về cách chế tạo.
Pliny - một sử gia của La Mã cổ hình dung quá trình chế tác lụa của người
Trung Quốc: “Đây là một loại sợi nổi tiếng trong rừng của người Trung
Quốc, họ dùng nước tưới lên lá cây cho sợi này rơi xuống, rồi dệt thành
lụa.” Cho đến giữa thế kỷ thứ VI, người La Mã vẫn tin vào cách giải thích
này của ông.

Con đường tơ lụa không phải chỉ có một nhánh. Nó phát xuất từ Trường

An, đi qua sa mạc Taklamakan, vượt qua cao nguyên Pamir, xuyên qua thảo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.