cho doanh nghiệp, thu nhập giám đốc điều hành và thân chủ cổ
phiếu nhưng lại gây ra bất ổn cho xã hội, tăng tỷ lệ thất nghiệp, thu
hẹp giai cấp trung lưu, tạo ra bất bình đẳng giàu nghèo. Một doanh
nghiệp mà không có phát kiến mới, chỉ sản xuất các sản phẩm với
chi phí thấp nhưng lại muốn thu được lợi nhuận cao thì làm sao có
thể vượt lên và tiến bộ được trong thế giới cạnh tranh khắc nghiệt
hiện nay?
Vấn đề Farnum vừa đề cập khiến tôi nghĩ đến việc phá sản hàng
loạt của các công ty lớn trong thời gian vừa qua. Hầu hết những
công ty có được sự thành công vẻ vang từ đầu thế kỷ 20 thì hiện
nay đều suy sụp hay đã biến mất trên thị trường. Phải chăng chỉ vì
lòng tham của một thiểu số lãnh đạo đã mang lại hậu quả tai hại như
thế?
Farnum nói thêm:
- Từ khi các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng chính sách này, thị
trường chứng khoán và giá cổ phiếu đã gia tăng hơn bao giờ hết.
Tôi thấy nhiều giám đốc điều hành ngày nay trở nên tàn nhẫn chưa
từng thấy. Mọi công ty đều đua nhau sa thải công nhân, đóng cửa
xưởng máy, chuyển việc làm ra ngoại quốc, cắt giảm ngân sách
nghiên cứu, chỉ để đạt được mục tiêu là gia tăng lợi nhuận, bất kể
mọi hiểm họa gây ra cho tương lai. Khi giá cổ phiếu lên cao, người
đầu tư vào cổ phiếu gia tăng, doanh nghiệp càng có nhiều tiền thì
các vị giám đốc này sẽ làm gì? Họ thẳng tay thanh toán các công ty
đối thủ để giảm cạnh tranh. Có lẽ anh cũng biết, hiện nay nền kinh tế
thế giới đã thu hẹp vào trong tay của vài chục tập đoàn cực lớn, chi
phối hầu hết mọi sự. Ảnh hưởng và quyền lực của những gã khổng
lồ này có thể khuynh đảo toàn bộ nền kinh tế thế giới trong tương
lai. Tôi cũng rất bận tâm về chính sách toàn cầu hóa mà hiện nay
chính phủ nhiều quốc gia đang ca tụng. Họ chỉ nhìn thấy các nguồn
lợi ngắn hạn, giúp họ giải quyết nạn thất nghiệp mà không nhận
thức được những hậu quả tai hại có thể kéo đến về sau. Hầu hết
các công nghệ được chuyển giao cho những quốc gia có nhân công
giá rẻ đều đã lỗi thời, máy móc đều đã cũ kỹ, hậu quả là chúng gây