MUÔN KIẾP NHÂN SINH - TẬP 3 - Trang 256

muốn phụng sự Thượng Đế không công không?". Không công nghĩa
là không mong đợi gì hết, chỉ dốc lòng phụng sự mà thôi.

Tôi gật đầu:

- Anh nói đúng. Đa số mọi người làm việc đều mong đợi kết quả nào
đó, dù là phần thưởng vật chất hay chỉ là một lời khen tặng.

Farnum tiếp tục:

- Có lẽ anh cũng thấy, hầu hết những người giàu đều có xu hướng
thu vào và không nỡ cho ra. Quá nửa những người có quyền thế,
gia sản khổng lồ đều chỉ biết tích lũy chứ không biết bố thí, cho đi
hay giúp đỡ người khác. Đối với họ, nghe nói đến chữ "bố thí" là đã
thấy e dè, vì bản tính của họ là nắm giữ khư khư thật chắc, còn cho
đi là mất mát, là đau khổ, là xót xa. Một xã hội mà có quá nhiều
người giàu keo kiệt như thế thì không thể là một xã hội lành mạnh
được, nó thối rữa từ bên trong đấy.

Chỉ khi nào biết quên mình thì mọi sự tốt đẹp mới có thể biểu hiện.
Khi nào bản ngã tiêu tan thì tình thương bên trong mới tỏa sáng.

Farnum im lặng như suy nghĩ rồi nói tiếp:

- Chúng ta đều là những người làm trong lĩnh vực về tài chính nên
biết rõ các dữ liệu kinh tế. Trước đây, hầu hết các công ty lớn nhỏ
đều phân phối lợi nhuận một cách công bằng, rộng rãi. Qua báo cáo
tài chính, chúng ta biết rõ họ đã trả lương cho nhân viên bao nhiêu,
quyền lợi thế nào, đóng thuế cho chính phủ ra sao. Chính sách phân
phối công bằng này đã tạo ra sự thịnh vượng cho xã hội trong thời
gian rất lâu. Tuy nhiên bắt đầu từ thập niên 70, đã có sự thay đổi lớn
bởi quan niệm của nhà kinh tế học Milton Friedman, khi ông khẳng
định rằng: "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tận dụng mọi
nguồn lực của mình và tham gia vào các hoạt động được thiết kế để
gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp". Lúc đó, những người đầu tư
như chúng ta đều hết lòng ca tụng Milton nhất là khi ông đoạt giải

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.