hay giác quan của xác thân thường thiếu sót nhiều, cần phải phát
triển sự hiểu biết siêu việt bên trong thì mới đầy đủ và trọn vẹn.
Tôi suy ngẫm một chút rồi hỏi:
- Nói vậy, sau khi chết, xác thân tan rã, bản ngã tan biến, chỉ còn lại
tàng thức… Nhưng cụ thể thì những chuyện sau cái chết diễn ra
như thế nào?
Timotheus giải thích:
- Có một thứ đáng lưu ý về những gì xảy ra sau cái chết là cận tử
nghiệp của người mới chết, nó nằm ở rìa ngoài cùng giác quan thứ
tám của linh hồn. Nói đơn giản thì cận tử nghiệp là tất cả tâm lý,
hành động hoặc ý niệm của người sắp lâm chung, nó sẽ quyết định
linh hồn đó sẽ đủ điều kiện bước vào môi trường nào cho hành trình
kế tiếp. Cận tử nghiệp nặng khiến nhiều linh hồn rơi vào trạng thái
không thể chấp nhận mình đã chết, còn chất chứa nhiều oán niệm,
mong ước chưa hoàn thành… nên vẫn quanh quẩn mãi như mắc
kẹt ở trần gian. Thậm chí, với những linh hồn khi sống từng tuyệt đối
tin rằng chết là hết thì khi chết đi, linh hồn rời khỏi xác, họ sẽ không
chấp nhận nổi sự thật này và rơi vào "hôn mê mờ mịt"… Tuy nhiên,
nói khái quát hơn thì thứ duy nhất tồn tại sau khi chết là A lại da thức
của linh hồn, nó không chỉ lưu trữ dữ liệu của một kiếp sống mà của
vô vàn kiếp sống. Vị thầy người Ấn của tôi ví giác quan thứ tám này
như một thửa ruộng mà trong đó có rất nhiều hạt giống khác nhau
của vô vàn kiếp sống. Nói ví von, khi trời mưa, tức đủ duyên, thì một
số hạt giống nảy mầm, thành cây rồi trổ quả. Hạt giống nào thì nảy
mầm thành cây ấy, hạt ô liu sẽ mọc thành cây ô liu, hạt cải sẽ mọc
lên cây cải. Khi không mưa, tức không đủ duyên, thì những hạt
giống này vẫn ở đó trong trạng thái tiềm ẩn chứ không mất đi. Các
hiền triết Ấn Độ tin rằng "linh hồn" không phải là cái gì bất biến như
Plato đã dạy, mà nó thay đổi không ngừng tùy các hạt giống (nhân)
được gieo vào đó. Hay nói cách khác, hành trình trả vay, gieo gặt
nhân quả qua muôn kiếp sống đó chính là hành trình tiến hóa của
linh hồn. Ở mỗi kiếp sống, ngay sau khi chết, giác quan thứ tám sắp