KẾ BẨN SỐ 21: TÁI THIẾT
Thủ đoạn “thay máu” nhân sự cả đội hay phòng ban nào đó nhằm mục đích
đá kẻ mình không ưa ra ngoài.
Với tư cách một công ty chuyên nghiệp, thỉnh thoảng, tái tổ chức là việc làm
cần thiết để phù hợp với sứ mệnh hay tầm nhìn của mình, và dĩ nhiên, để
chăm sóc khách hàng, các cổ đông và các bên liên quan được tốt hơn. Việc
này đòi hỏi phải có một số người thay đổi vai trò, có tinh thần trách nhiệm
và báo cáo sự thay đổi cơ cấu tổ chức. Đôi khi, việc tái thiết khiến một vài vị
trí trở nên dư thừa, và những con người không thể hoặc không dám thay đổi,
tất yếu sẽ phải ra đi.
Tuy nhiên, rành rành là tái thiết vẫn có thể trở thành kế bẩn, khi việc “thay
máu” nhân sự chỉ nhằm mục đích “mượn gió bẻ măng”, để tống cổ ai đó
thay vì sự phát triển của tổ chức. Thủ đoạn này thường được xem như một
cách hữu hiệu để đá kẻ thù hoặc những nhân vật làm ngứa mắt ra khỏi bộ
phận hoặc cơ quan, và cách này đang trở thành sách lược phổ biến.
Mặt trái của thủ đoạn này là, khi người ta dùng kế tái thiết, ai cũng nhận ra
trò chơi đang bắt đầu, không chỉ người quản lý và nạn nhân mà ngay cả
người ngoài cũng thấy. Những “người ngoài” này có thể được xem như cứu
tinh của nạn nhân, và nếu người đó đủ quyền lực và ảnh hưởng, có thể sẽ xảy
ra những vấn đề leo thang, khiến toàn bộ quy trình bị kéo dài, tình hình trở
nên trầm trọng và công ty sẽ phải chịu những phí tổn nặng nề.
Ngoài ra, những người ngoài cuộc nói trên có thể chẳng đầu tư gì nhiều và
họ cứ việc đứng khoanh tay mà nhìn thôi. Họ biết thừa mục đích thật sự của
quy trình quản lý này chẳng phải để thực hiện những đánh giá chính xác,
những tầm nhìn mới hay để phát huy giá trị gì sất. Họ chỉ thấy những kẻ
mượn gió bẻ măng đang làm luật mà thôi. Nếu bạn đang làm việc tốt, có
quan hệ tốt với những nhân vật có thế lực, bạn ít có nguy cơ bị lọt vào tầm
ngắm. Phạm lỗi khi bạn không được nổi cho lắm hoặc hiệu suất công việc đã
bị báo động thì tái thiết có thể trở thành “đòn quyết định” với bạn.
Tái thiết giúp đá những kẻ khó ưa hay những tay không hợp nhãn ra ngoài,
cho nhân viên thấy rõ mức độ hai mang và sự kém trung thực cũng như chân
thành trong cách lãnh đạo, và dự phần nhiều hơn nữa vào cái chết tinh thần