MƯU HÈN KẾ BẨN NƠI CÔNG SỞ - Trang 44

- Mình sẽ cảm thấy thế nào khi dự án này thất bại?

- Nếu mình can thiệp, điều tệ nhất có thể xảy ra là gì?

- Nếu thành thật với chính mình, và trung thành với giá trị bản thân, làm kẻ
“thấy chết không cứu” có là hành động đúng?

Những câu hỏi này giúp bạn kiểm tra vị trí của chính bạn và để chắc chắn,
bạn xác định đúng giá trị bản thân. Qua đó, những câu hỏi nhắc nhở bạn về
việc nên làm với khách hàng, đồng nghiệp, và tổ chức, hơn hết là với chính
bản thân bạn.

Quan trọng là bạn phải nhận ra những kẻ đứng trong bóng tối hòng “Ngư
ông đắc lợi” là ai. Nếu bạn không nhìn ra được, bạn sẽ không tài nào đối phó
được với chúng đâu. Khi biết đích xác ai là ai, lợi ích thu được sẽ đáng kinh
ngạc đấy.

Trò này thường được giở ra lúc bạn đang trong tình huống khó khăn, hãy tập
thói quen chú ý đến mức độ căng thẳng của công việc đang làm. Ngay khi
phát hiện ra tình hình có thể sẽ gặp trở ngại, lúc đó, hãy tạm lùi một bước và
tự vấn:

- Ai là người ít hữu ích hơn mình vẫn nghĩ?

- Ai có thể giúp mình nhưng lại ngó lơ?

- Có ai đang cố thoái thác hoặc có những phát biểu mập mờ về tình hình này
không?

- Có ai đã giúp đỡ nhưng sau đó lại quay lưng?

- Ai nhắc mình đây là tình huống khó nhằn nhưng lại chẳng đưa ra lời
khuyên nào mang tính xây dựng hay giúp đỡ cả?

Tùy thuộc vào mức độ của dự án hay của tình huống đang mắc phải, bạn có
thể có ít hay nhiều kẻ “thấy chết không cứu”. Bạn cần được giúp đỡ, do đó,
phải ưu tiên xác định những ai có thể giúp ích, những ai có thể gây nguy
hiểm. Khi đã xác định được, tùy từng trường hợp mà xét tiếp:

- Tại sao mình nghi ngờ họ là những kẻ “thấy chết không cứu”?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.