đầu tiên của Trung Quốc). Các chế độ nghiêm khắc bắt đầu được thực hiện,
đối với nước Trịnh từ trước vẫn ở trong tình trạng hỗn loạn, thật chẳng
thuận lợi chút nào. Dân chúng bắt đầu cất tiếng oán thán không dứt, họ đã
làm các bài vè, bài ca dao nguyền rủa ông. Thế nhưng, với mục đích cai trị
tốt đất nước, Tử Sản đã luôn luôn kiên trì cải cách thời thế chính trị, sau ba
bốn năm, việc cai trị nước Trịnh đã nhìn thấy có hiệu quả, dân chúng lại
làm ca dao hò vè ca tụng ông.
Đồng thời với việc thi hành chính sách nghiêm khắc này, Tử Sản cũng
rất coi trọng lòng dân, coi trọng không khí chính trị khoan dung. Nước
Trịnh có một loại cơ cấu giáo dục gọi là “Hương hiệu” - Trường làng. Loại
cơ cấu này vốn là xây dựng để giáo dục dạy dỗ các quý tộc địa phương như
các quan đại phu, các kẻ sĩ ở giai cấp thống trị trung và hạ tầng. Về sau,
dần dần diễn biến thành trụ sở hoạt động chính trị, rồi dẫn tới phát triển
thành kết đảng bạo động. Người cha của Tử Sản là Tử Quốc cũng đã bị giết
trong loại bạo động này. Quan đại phu nước Trịnh là Nghiên Minh (họ
Cách, tên Miệt, tự là Nhiên Minh), sợ Tử Sản lại sẽ gặp phải bất trắc bèn
khuyên Tử Sản phải phá huỷ hết trường làng đi. Nhưng Tử sản lại nói:
- Tại sao lại phải phá huỷ đi? Mọi người sớm tối tụ tập lại ở đây để bàn
luận về sự tốt xấu của người nắm giữ chính quyền. Điều mà họ ca tụng thì
chúng ta giữ lấy; điều mà họ chê bai oán ghét thì chúng ta phải sửa đổi.
Đây chính là thầy dạy của chúng ta! Trung thành làm việc tốt vì nhân dân
sẽ có thể giảm bớt nỗi oán hận của dân; tác oai hung ác không thể bịt kín
được nỗi oán hận. Ai cũng đều muốn nhanh chóng cấm đoán những chê
trách của dân chúng. Thế nhưng đây giống như ngăn cản dòng nước lũ
ngập tràn. Tai hại tạo thành bởi chỗ vỡ của dòng nước lũ là sẽ giết hại rất
nhiều dân chúng, không thể nào cứu vãn được. Sao bằng sớm khai mở một
dòng mương nhỏ dẫn nước chảy đi cho thông suốt. Phải giữ lại trường làng,
để nghe lấy những điều nghị luận của dân chúng, coi đó là thang thuốc quý
để chữa bệnh cho mình.
Từ đây Nhiên Minh cho rằng Tử Sản có thể hoàn thành được đại sự,
Khổng Tử nghe nói có chuyện này, liền nói: