anh họ, là không phụng dưỡng thân thuộc. Rồi đem Tử Nam đày tới nước
Ngô. Về sau Tử Tích lại muốn phát động phản loạn. Tử Sản lại lần lượt kể
ra ba tội trạng bức bách Tử Tích phải treo cổ tự sát, còn cắm một tấm gỗ
viết tội trạng lên trên thi thể Tử Tích bêu ở đầu phố.
KHÔNG CAO KHÔNG THẤP,
CAI TRỊ ĐẠI QUỐC
Nước Trịnh muốn sinh tồn, sự thành bại trong ngoại giao có quyết định
quan trọng. Trong thời gian Tử Sản nắm giữ chính quyền, số lần hội thề các
nước chư hầu đã nhiều tới sáu lần. Ông vận dụng thủ đoạn ngoại giao một
cách linh hoạt, đã thay đổi được hình tượng khuất nhục của nước Trịnh,
duy trì được danh tiếng tốt đẹp và địa vị xứng đáng.
Năm 542 trước Công nguyên, Tử Sản theo Giản Công tới thăm nước
Tấn. Vua Tấn tỏ ý thờ ở chểnh mảng, lấy cớ Lỗ Tương Công mới mất
không thể lập tức hội kiến được. Không thể tiếp tục chờ đợi như vậy được,
Tử Sản dã tâm sinh kế lạ, ra lệnh cho bọn tuỳ tùng phá đổ hết tường vây
xung quanh nhà khách, lùa hết ngựa chạy vào trong sân. Quan phụ trách
việc lễ tân là Sĩ Văn Bá nêu kháng nghị, nói:
- Gần đây ở trong nước chúng tôi bọn cướp ác hoành hành dữ tợn, để
phòng ngừa quan khách bị quấy rầy, nên mới phải xây tường vây xung
quanh cao như vậy. Tại sao các ngài lại tự ý phá đổ tường xuống như vậy?
Tử Sản bình tĩnh trả lời:
- Bọn chúng tôi theo lời thỉnh mời của quý quốc đã chuẩn bị đủ đồ hậu
lễ, tới bái yết quốc vương của quý quốc. Thế nhưng các ngài lại nói không
có thì giờ nhàn rỗi để đón tiếp, cũng chẳng định sẵn kỳ hạn hội kiến.
Những lễ vật mà chúng tôi mang tới đã bị mưa gió vùi dập ở bên ngoài, đều
sắp mốc nát cả rồi. Quý quốc ở thời đại Văn Công, rất giỏi tiếp đãi tân
khách các nước, quán khách hào hoa dễ chịu thoải mái, đãi ngộ lịch sự hậu
hĩnh, khiến cho mọi người rất cảm động. Ngày nay quốc quân sống ở trong
cung điện ngoại thành, quán khách lại giống như tạp viện lớn ở trong ngõ
hẻm, chật hẹp đến nỗi xe ngựa không vào được. Nói rằng đề phòng trộm