- Hiện tại Trâu Kỵ là quyền thần của nước Tề rất không hài lòng với
nước Sở. Bởi vì ông ấy lo rằng Điền Kỵ sẽ lợi dụng lực lượng của nước Sở
đánh trở lại nước Tề. Cho nên, chi bằng đại vương cứ phong cho Điền Kỵ ở
Giang Nam, để tỏ rõ rằng Điền Kỵ không thể trở về nước Tề được. Như
vậy, Trâu Kỵ tất sẽ hậu đãi nước Sở. Hơn nữa, Điền Kỵ chỉ là một kẻ chạy
nạn mà lại được đại vương phong đất cho, tất nhiên hắn sẽ cảm kích đại
vương. Sau này cho dù Điền Kỵ có trở về nước Tề, hắn vẫn sẽ phải hậu đãi
nước Sở.
Sở vương cho rằng lời của sứ giả nói có lý, quả nhiên đã phong cho Điền
Kỵ ở Giang Nam. Năm 333 trước Công nguyên, Tề Uy Vương tạ thế, con
trai là Tịch Cương lên ngôi, đó là Tề Tuyên Vương. Tề Tuyên Vương biết
Điền Kỵ oan uống, liền cử người đi đón Điền Kỵ về, rồi cách chức Tướng
quốc của Trâu Kỵ. Trâu Kỵ bị hổ thẹn nhục nhã dằn vặt, chẳng bao lâu đã
qua đời.