mọi nhân tài. Phàm những người nào có thể xuất ra những kế lạ làm cho
nước Tần lớn mạnh tất sẽ được giữ chức quan cao lộc hậu.
Thương Ưởng lập tức chạy sang nước Tần, qua sự tiến dẫn của người
thân gần với Hiếu Công là Cảnh Giám, vào yết kiến Hiếu Công. Lần thứ
nhất yết kiến Hiếu Công, Thương Ưởng sôi nổi luận đàm về đạo của
Nghiêu, Thuấn, sôi nổi trôi chảy, thế nhưng Hiếu Công đã ngủ mất. Sau
năm hôm, Hiếu Công lại triệu kiến lần thứ hai. Thương Ưởng lại trình bày
thao thao bất tuyệt về đạo của Nghiêu, Thuấn, Chu Văn Vương, Chu Vũ
Vương, Hiếu Công mắt lim dim chỉ muốn ngủ. Lần thứ ba triệu kiến
Thương Ưởng, điều trình bày của Thương Ưởng là những mưu lược xưng
bá thiên hạ, Hiếu Công liền phát sinh ra hứng thú, thế nhưng vẫn chưa nói
tới việc thu dùng ông. Thương Ưởng ra về, Hiếu Công không chửi mắng
Cảnh Giám như mấy lần trước nữa, mà còn nói:
- Người mà ngươi tiến cử rất giỏi, có thể tiếp tục bàn bạc với ông ta
được.
Thương Ưởng nói với Cảnh Giám:
- Điều mà tôi trình bày lần này là mưu lược xưng bá thiên hạ. Đại vương
rất hào hứng lắng nghe. Tôi đã biết rõ ý đồ của đại vương rồi. Xin ông hãy
sắp xếp cho một lần hội kiến nữa.
Lần yết kiến thứ tư, hai người trò chuyện rất tâm đầu ý hợp, đã thảo luận
liên miên suốt mấy ngày vẫn không cảm thấy mệt mỏi. Cảnh Giám lấy làm
lạ. “Sử ký” đã vạch rõ mưu kế của Thương Ưởng. Để giành được sự trọng
dụng của Hiếu Công, trước tiên Thương Ưởng đã cố ý trình bày đạo đế
vương. Đây là một thủ đoạn của ông ta. Thương Ưởng vốn rất tôn sùng
“việc học hình danh”, [37] thế nhưng lần đầu tiên gặp Tần Hiếu Công, ông
đã trình bày về vương đạo. Kỳ thực là để nắm bắt mạch đập của Hiếu
Công, đế tiện việc chinh phục Hiếu Công một cách thẳng thắn trúng đích.
Do vậy Thương Ưởng đã được Hiếu Công tín nhiệm, đã mở đầu được đời
sống chính trị của mình.
THƯỞNG PHẠT PHÂN MINH,