MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 181

Khi Tần Hiếu Công lên ngôi, vương thất triều nhà Chu suy yếu, các nước

chư hầu dựa vào vũ lực chinh phạt, thôn tính lẫn nhau. Nước Tần ở vào
vùng đất hẻo lánh xa xôi mà lại hùng mạnh, các nước Trung Nguyên coi
Tần là Di Địch, ngay cả đến việc dự hội thề cũng không được tham gia.
Hiếu Công hiểu sâu sắc rằng, một đất nước cường thịnh cần phải dựa vào
người hiền tài, dựa vào những phương lược chính xác, dựa vào sự ủng hộ
và giúp đỡ của dân chúng. Do đó đã ra lệnh ban bố khắp nước cần phải
tuân theo ý chí của Mục Công để lại, thi hành chính lệnh của Mục Công,
mở mang khai sáng cơ nghiệp của Mục Công, tuyên bố rằng: “Trong các
tân khách và quần thần, ai có thể dâng hiến mưu sâu kế lạ làm cho nước
Tần lớn mạnh, ta sẽ cho làm quan cao, tặng cho đất đai nhiều”. Lệnh này
vừa ban bố, Vệ Ưởng (còn gọi là Thương Ưởng, lại gọi là Thương Quân) ở
nước Vệ không được thi thố mở rộng tài hoa, liền tới nước Tần, dùng “Bá
đạo” là thuật làm cho đất nước lớn mạnh nói với Hiếu Công, vừa hay hợp
với bản ý của Hiếu Công. Cho nên Hiếu Công đã quyết định tiếp nhận tư
tưởng biến pháp của Thương Ưởng.

Trong quá trình tiến hóa của xã hội loài người, quan niệm xã hội mới

luôn luôn vấp phải sự cản trở cực kỳ mạnh mẽ của những thế lực truyền
thống cũ. Đối với những chủ trương biến pháp (thay đổi pháp luật), canh lễ
(sửa đổi lễ giáo) của Thương Ưởng, liệu có thể được thúc đẩy ở trong toàn
quốc hay không, liệu có thể chiến thắng được thế lực cũ hay không, đó là
điều Hiếu Công lo lắng. Hiếu Công đã quyết định tiến hành thảo luận ở
trong triều đình. Thương Ưởng ra sức bài bác những nghị luận, nói với
Hiếu Công rằng nếu hành động do dự không quyết đoán, thì sẽ chẳng làm
nên cơ đồ gì. Mưu đồ sự nghiệp nếu trù trừ bất định, thì sẽ chẳng thể lập
nên công trạng gì. Những người có hành động vượt khỏi người bình
thường, vốn dĩ có thể chịu sự phỉ báng gây khó dễ của thế tục; những người
có kiến giải độc đáo nhất định sẽ nhận được những lời nói xấu, bêu riếu của
mọi người. Thánh nhân để có thể làm cho đất nước cường thịnh thì bất tất
phải bắt chước theo những quy định cũ, chỉ cần làm lợi cho dân chúng, thì
bất tất phải tuân theo chế độ cổ. Kết quả của cuộc biện luận, Thương Ưởng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.