chi tiêu, xin hãy tạm thời hoãn ngày chôn cất lại.
Thái tử nói:
- Làm người con, bởi vì sự gian khổ vất vả của nhân dân và phí tổn
không đủ chi mà không làm lễ chôn cất Tiên vương theo đúng kỳ đã định.
Đó là hành vi bất nghĩa. Trẫm không thể rơi vào cái tên bất nghĩa được.
Thôi, các ngươi đừng nói nữa!
Các quần thần đều không dám khuyên can nữa, hơn thế đã đem sự việc
này nói cho Tê Thủ biết. Tê Thủ nói:
- Tôi thật sự không có cách nào thuyết phục được Thái tử. Việc này e
rằng chỉ có Huệ Thi mới có thể làm được. Để tôi đi bảo cho Huệ Thi biết.
Sau khi Huệ Thi nghe xong, liền ngồi lên xe tới gặp Thái tử, nói:
- Ngày chôn cất đã xác định được rồi ạ.
Thái tử nói:
- Đúng thế!
Huệ Thi nói:
- Thời cổ xưa, cha của Chu Văn Vương là Quý Lịch chôn ở dưới chân
núi Chung Nam, nước ở dưới đất ngập chìm đã làm hỏng cả đáy mộ, để lộ
hở cả quan tài. Văn Vương nói: “Ồ, tiên quân nhất định là muốn lại nhìn
thấy mặt các quan đại thần và dân chúng, do vậy mới để cho nước ở dưới
đất làm nổi cả quan tài lên”. Tức thì Văn Vương ra lệnh đào hẳn quan tài
lên, trong một buổi sớm đặt quan tài ở trong quán linh cữu, bà con dân
chúng đều tới triều kiến, sau ba ngày, mới cải táng ở chân núi Chung Nam.
Hành động này của Văn Vương mới là đại nghĩa. Ngày nay, ngày hạ táng
của tiên vương đã định xong, thế nhưng tuyết rơi ngập cả mắt bò, xe bò
không có cách nào kéo đi được. Tiên vương nhất định là không muốn xa
rồi, muốn dừng lại một số thời gian để phò tá đất nước này, xếp đặt chu đáo
cho dân chúng. Do đó mới làm cho tuyết ngập đường, để tạm thời hoãn lại
vài ngày nên bắt buộc phải thay đổi ngày hạ táng. Thái tử mặc dù đã xếp
đặt thời gian hạ táng, cũng là tỏ rõ có chút quá vội vã. Mong Thái tử thay