chức các ngành nghề, đương nhiên không cần đến đế vương đích thân phải
động tay tới.
Trong “Tân tự tạp sự” nói: “Thuấn cử các người hiền tài tại vị, buông
xoã quần áo, cung kính vô vi mà thiên hạ thịnh trị”. Thuật thống trị này sẽ
đạt được thành tích lớn nhất.
Truyền thuyết nói rằng Thuấn trao chính quyền cho Vũ, ước khoảng năm
96 tuổi đi phương Nam thị sát rồi qua đời ở trong biên cảnh Thương Ngô
(một vùng đất thuộc phía Nam tỉnh Hồ Nam, phía Đông Bắc tỉnh Quảng
Tây và phía Tây tỉnh Quảng Đông hiện nay), mộ chôn ở trên núi Cửu Nghi
(phía Nam huyện Ninh Viễn tỉnh Hồ Nam), gọi là Linh Lăng (Xem “Sử ký
- Hạ bản kỷ”).
Trong thời gian ở ngôi của Thuấn, đối với cuộc chiến tranh của tộc Miêu
ở phương Nam vẫn thi hành chính sách vừa ra uy vừa vỗ về. Căn cứ vào lời
nói của “Hàn Phi Tử - Ngũ Đố”: Sau khi Vũ trị thủy, Tam Miêu vì không
nhận được ban thưởng mà làm phản, Vũ muốn kéo quân tới đánh, lúc đầu
Thuấn nói, ân đức của bản thân ta không dày, nếu dùng vũ lực tới đánh
Tam Miêu thì mất đạo đức. Thuấn đã dùng thời gian suốt ba năm để thực
hành dạy dỗ giáo hóa Tam Miêu; Đồng thời tăng cường xây dựng vũ trang,
huấn luyện binh lính. Lại căn cứ vào “Thượng Thư”, Khổng Dĩnh đạt sớ nó
i: Sau khi Thuấn chiến thắng Tam Miêu đã đem người Tam Miêu chia ra để
trị, có người lưu lại ở nguyên chỗ cũ, có người cho đi đầy, có người tăng
cường giáo hóa dạy dỗ. Những sách lược đối đãi với dân tộc thiểu số này, ở
thời đại Hán Đường đều đã từng được coi là thượng sách, đã có tác dụng
rất quan trọng trong việc ổn định các dân tộc thiểu số.