- Hai người vợ của Thuấn, tức là hai con gái của Nghiêu cùng với chiếc
đàn mà Thuấn vẫn gẩy sẽ thuộc về con. Trâu bò, dê cừu, kho thóc thì cho
bố mẹ!
Tượng đã đuổi bố mẹ đi, hắn liền chiếm đoạt vợ của Thuấn làm của
mình, đánh đàn ở trong nhà của Thuấn. Vậy mà, Thuấn đột nhiên xuất hiện
trước mặt Tượng. Tượng kinh sợ thất sắc vội vàng quỳ gục xuống đất nói:
- Em đang đau buồn khổ sở tưởng nhớ đến anh đây!
Thuấn rất bình tĩnh nói như chưa hề xảy ra chuyện gì:
- Thế à, em khá lắm!
Từ sau đó, Thuấn càng chú ý thận trọng đối xử tốt với người cha mù và
người em tên là Tượng đó - Những sự việc này đều phát sinh ra trong thời
gian khảo sát của Nghiêu đối với Thuấn. Do đó Nghiêu đã thử dùng Thuấn
để dạy dỗ giáo dục muôn dân, quản lý bách quan và cai trị thiên hạ. Về sau
Thuấn chính thức lên ngôi Đế, vẫn chẳng kể tới lỗi lầm xưa, vẫn theo lễ tiết
nghi thức trọn hết đạo làm con, tới thăm viếng người cha mù của mình.
Trên xe cắm lá cờ Thiên Tử, thái độ của Thuấn vẫn cung kính, khiêm
nhường, hòa nhã. Những sự thực này đã chứng minh, Thuấn là một con
người có mưu trí rất sâu sắc.
Như lời Khổng Tử nói, Thuấn cai trị thiên hạ “vô vi nhi trị”. Tư tưởng
mưu lược “vô vi nhi trị” của Thuấn biểu hiện chủ yếu trên mặt ông tín
nhiệm sử dụng người hiền đức. Sau khi Nghiêu chết, Thuấn tự động thoái
lui trốn tránh, nhường chức vị Thiên Tử cho con trai của Nghiêu là Đan
Châu. Thế nhưng các vị chư hầu vẫn không tới chỗ Đan Châu, mà vẫn tới
chỗ Thuấn để triều bái. Các công việc quan tư vẫn tìm đến Thuấn, muôn
dân vẫn ca ngợi Thuấn. Thuấn nói đây là thiên ý, lại trở về đô thành đảm
nhận chức Thiên Tử. Trước hết Thuấn mở rộng con đường ngôn luận, tranh
thủ ý kiến của các vị đại thần, để cho quan chức các địa phương thảo luận
những đức hạnh mà đế vương cần phải có. Tất cả đều cho rằng chỉ cần
chính lệnh khoan hậu nhân đức, tránh xa bọn gian nhân tặc tử, thì thiên hạ
sẽ thành tâm tín phục, ngoại tộc sẽ có thể quy thuận. Khi Nghiêu tại vị có