mù của Thuấn lại lấy vợ sinh ra Tượng. Người vợ sau này của cha là con
người không có giáo dưỡng, tính cách thô lỗ. Người cha mù và người mẹ
kế cùng ức hiếp Thuấn, đều muốn giết chết Thuấn đi. Mỗi lần như vậy
Thuấn đều phải chạy trốn. Thế nhưng Thuấn là con người có thể chịu lép
một bề, dốc lòng thờ phụng cha và mẹ kế, đối với Tượng thì trọn đạo làm
anh. Họ đối với Thuấn càng hung ác, Thuấn càng tỏ ra cung thuận hiền
lành hiếu thảo. Căn cứ vào những tư liệu ghi chép có liên quan, lúc Thuấn
hai mươi tuổi đã nổi tiếng là người hiếu thảo nhân đức.
Mở đầu việc phò chính Thuấn đã có biểu hiện ra tài năng thống trị túc trí
đa mưu cùng với phẩm đức khiêm tốn, cung kính, nhẫn nhượng của mình.
Thời kỳ làm ruộng ở Lịch Sơn, Thuấn đối với người Lịch Sơn đều tỏ ra
khiêm tốn nhường nhịn, chưa hề có sự tranh chấp biên giới đất đai, mọi
người đều giúp đỡ Thuấn, nhường chỗ ở cho Thuấn. Những đồ gốm mà
Thuấn sản xuất ra đều rất bền đẹp, không làm xấu dễ vỡ. Những nơi mà
Thuấn từng cư trú qua, nhân dân quý mến tụ tập lại, một năm thành thôn,
hai năm thành trấn, ba năm thành đô thị. Nghiêu rất tín nhiệm đối với
Thuấn, đã tặng vải vóc bò dê cho Thuấn, lại xây dựng nhà kho cho Thuấn.
Thế nhưng người cha mù của Thuấn vẫn muốn giết chết Thuấn. Người cha
để cho Thuấn lên nhà kho trát bùn, thế nhưng ông đã đốt lửa bốc cháy ở
dưới kho. Thuấn đã nhanh nhẹn mưu trí cầm hai chiếc nón nhảy từ trên
xuống, không bị ngã chết, rồi chạy trốn.
Về sau, lại bắt Thuấn đào giếng, Thuấn biết cha độc ác, liền đào một cái
hang ở trên tường giếng vừa có thể ẩn thân được lại vừa có thể từ đó chạy
ra ngoài được. Thuấn đào giếng đã sâu rồi, ông già mù này và đứa em tên
là Tượng của bà mẹ kế đã từ bên trên lấp đất xuống, san bằng mặt giếng.
Thuấn đã từ trong hang bên cạnh chạy ra ngoài. Tượng và người cha mù rất
sung sướng, họ cho rằng lần này thì Thuấn sẽ hết đời. Vậy mà Tượng lòng
lang dạ sói còn tranh công trạng nói:
- Nêu ra mẹo này chính là con đó! - Tượng và bố mẹ chia nhau tài sản
của Thuấn. Tên Tượng đã nói với bố mẹ: