MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 15

- Không thể vì một người mà để cho thiên hạ bị hại!

Do vậy khi lâm chung Nghiêu đã trao chính quyền cho Thuấn.

Trên mặt ngoại giao cùng thi hành ân uy. Trong thời kỳ Nghiêu thống trị,

cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn bộ lạc chủ yếu có cuộc chiến Tam Miêu
nam chinh. Tập đoàn Lê Miêu ở phương Nam bị tốn thương nặng nề hơn so
với cuộc chiến ở Trác Lộc của Hoàng Đế, thủ lĩnh Suy Vưu bị giết chết, các
bộ tộc của nó tẩu tán ở khắp nơi. Thế nhưng bộ tộc Miêu không vì vậy mà
không gượng dậy được. Chúng đã sinh sôi nảy nở ở vùng Giang Hoài, hơn
thế đã dần dần khôi phục lớn mạnh. Chúng luôn luôn phát sinh ra rắc rối
xích mích với thế lực tộc Hạ ở vùng Giang Hoài. Từ Nghiêu đế bắt đầu cho
đến các đế Thuấn Vũ đều không ngừng phát động cuộc chinh phạt với
chúng. Căn cứ vào truyền thuyết, bắt đầu từ Nghiêu, cuộc chiến tranh chinh
phạt bộ tộc Miêu đều sử dụng mưu lược ân uy cùng thi hành một lúc, tiến
hành kết hợp tiến công quân sự với việc vỗ về phủ dụ chính trị. Mỗi lần sau
khi chinh phạt, hoặc phân ra để cai trị, hoặc vỗ về phủ dụ để giáo hóa dạy
dỗ. Do vua Nghiêu đã sử dụng mưu lược này, Thuấn Vũ lại kế thừa nó, cho
nên đã khiến cho một phần của bộ tộc Miêu bị bức phải rời xuống phía
Nam, số còn lại thì không ngừng bị đồng hóa.

Là thủ lĩnh của bộ lạc cổ đại Trung Quốc, nhưng tài hoa lãnh đạo, tinh

thần dân chủ, mưu lược thống ngự v.v... của Nghiêu rất đáng để cho người
sau bái phục. Đặc biệt là việc dùng người có tài đức, nhường ngôi thoái vị,
càng rất được các nhà sử học ca tụng. Theo truyền thuyết, Nghiêu nhường
ngôi đế sau khi qua đời, nhân dân thương tiếc, như chết cha chết mẹ, ba
năm không nghe tiếng nhạc để tưởng niệm tài đức của Nghiêu Đế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.