- Để ta tới khảo nghiệm ông ta thử xem! - Nghiêu đã đem hai người con
gái của mình là Nga Hoàng và Nữ Anh gả cho Thuấn. Thông qua hai người
con gái này để khảo sát hành vi của Thuấn ở trong gia đình. Thuấn đã đặt
các nàng xuống dưới đàn, dùng lễ tiết làm con dâu để trói buộc mình. Đồng
thời Nghiêu còn cử chín người đàn ông tiếp xúc với Thuấn, để quan sát
biểu hiện của Thuấn ở bên ngoài. Hơn thế, còn để cho Thuấn đảm nhiệm
chức vụ của Tư Đồ thực sự phổ biến rộng rãi những luân lý đạo đức phụ
nghĩa, mẫu tử, huynh hữu, đệ cung, tử hiếu v.v... để duy trì nền thống trị
của bộ tộc, khiến cho đông đảo nhân dân được giáo hóa, tuân thủ nền giáo
dục này. Nghiêu còn để cho Thuấn tổng lĩnh chức sự của trăm quan, mọi
công việc Thuấn đều làm rất chu đáo tốt đẹp. Còn để cho Thuấn đảm nhiệm
chức vụ nghênh tống tân khách, phụ trách công việc tiếp đãi tân khách.
Những nhân viên giúp việc đều biết thực sự mang hết trách nhiệm, trang
trọng và vui vẻ với khách, các chư hầu vào triều và các khách từ phương xa
tới đều rất mãn ý. Lại để cho Thuấn quản lý các công việc rừng núi sông
ngòi, Thuấn đều đích thân tới thực địa, tuy gặp phải gió mưa sấm sét,
Thuấn vẫn trấn tĩnh thản nhiên, chưa hề làm hỏng việc. Trải qua ba năm thử
thách, Nghiêu mới có kết luận nói Thuấn đức hạnh vĩ đại. Tức thì Nghiêu
triệu kiến Thuấn, nói:
- Ngài khảo sát sự việc chu đáo, nói được làm được. Bây giờ xin mời
ngài hãy thay ta quản lý lấy thiên hạ.
Thuấn chối từ nói rằng đạo đức và tài năng của mình còn chưa thể đạt tới
trình độ khiến cho mọi người khâm phục tự đáy lòng. Thế nhưng được mọi
người nhất trí tiến cử, Thuấn vẫn phải tiếp nhận sự uỷ nhiệm của Nghiêu.
Đây chính là sự tích “Nghiêu Thuấn nhường ngôi” trong truyền thuyết cổ
đại.
Căn cứ vào ghi chép của “Sử ký”, Nghiêu không truyền vương vị cho
con trai của mình là Đan Châu. Nguyên nhân là vì Nghiêu biết rằng con trai
của mình không thành người có ích, không có năng lực quản lý thiên hạ.
Truyền ngôi cho Thuấn thì thiên hạ được lợi, lẽ dĩ nhiên Đan Châu chẳng
mấy vui gì. Vậy mà Nghiêu lại nói: