Đến lúc đó Tề Vương mới tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tần.
Kết quả là quân Tần bỗng nhiên phát động cuộc tấn công, vua tôi nước Tề
kinh hoàng bạt vía, hơn bảy chục thành trì không đánh mà tan, nước Tề lập
tức bị diệt vong.
Sở dĩ Tần Thủy Hoàng có thể dùng mưu lược chính xác chỉ đạo cuộc
chiến tranh thống nhất giành được thắng lợi, là bởi vì ông đã không tách rời
việc sử dụng chính sách dùng người tiến bộ của ông. Trong thời kỳ chiến
tranh thống nhất, đúng vào thời kỳ Chiến Quốc với những biến động xã hội
kịch liệt và những tư tưởng hăng hái không tưởng. Giai cấp địa chủ mới nổi
lên do Tần Thủy Hoàng làm đại biểu đã ở vào giai đoạn tiến triển hoạt bát
rầm rộ, sự nghiệp thống nhất Trung Quốc đang ở vào quá trình sáng nghiệp
gian nan khổ sở, bản thân Tần Thủy Hoàng lại đang ở vào thời kỳ thanh
niên không ngừng trưởng thành. Những nhân tố này đã quyết định tư tưởng
của ông tương đối giải phóng, chính sách cũng tương đối sáng sủa rộng mở.
Tần Thủy Hoàng chẳng những đã sáng suốt trong sự nhận biết nhân tài, có
lòng thành thực trong việc yêu quý người, mà còn có lượng dung nạp người
tài và thuật chế ngự người tài.
Tần Thủy Hoàng giỏi phát hiện nhân tài, tôn trọng và yêu quý, bảo hộ
nhân tài. Lý Tư là người Thượng Thái nước Sở (nay là vùng Tây Nam
huyện Thượng Thái, Hà Nam), đã từng theo hầu đại sư nho học Tuân
Khanh “để học thuật đế vương”. Sau khi học thành, quan sát tình thế các
nước, cho rằng “Sáu nước đều yếu cả, không có khả năng lập nên công
trạng gì được”. Còn nước Tần “Binh mạnh trong nước, uy tín lừng lẫy chư
hầu”, “muốn thôn tính thiên hạ, xưng đế trị dân”, ở đó mới có thể có cơ hội
để thi thố tài năng của mình, liền quyết ý rời Sở vào Tần. Khi Lý Tư hiến
dâng kế sách thôn tính sáu nước với Tần Thủy Hoàng, vẫn còn là một quan
“lang” hầu hạ trong cung đình, địa vị rất thấp. Tần Thủy Hoàng đã không
câu nệ người thấp hèn mà coi nhẹ lời nói của Lý Tư, chỉ thoáng qua đã nhìn
thấy rõ giá trị của hiến sách đó. Tần Thủy Hoàng đã quyết đoán ngay và
vạch ra quyết sách chiến lược từng bước thôn tính sáu nước, hơn thế còn đề
bạt Lý Tư lên làm Trường sử, về sau lại đề bạt lên làm Đình uý, thừa tướng,