chỉ có thể tăng cường sức mạnh cho các nước chứ chẳng có lợi gì cho đại
nghiệp thống nhất của nước Tần”.
Tần Vương Chính là một người tài giỏi mưu lược. Sau khi xem xong
“Bức thư can đuổi khách” của Lý Tư đã hiểu rõ phải trái, dứt khoát sử dụng
kiến nghị của Lý Tư, lập tức bãi bỏ lệnh đuổi khách, lại một lần nữa trọng
dụng Lý Tư, đề bạt ông lên giữ chức Đình uý.
Bãi bỏ lệnh đuổi khách đã có tác dụng vô cùng to lớn đối với nước Tần,
nó đã có ảnh hưởng rất sâu xa. Chính sách kiên trì tiếp nạp, bổ nhiệm tin
dùng khách khanh của Tần Thủy Hoàng đã thu hút được một số lượng lớn
các bậc tướng giỏi nhân tài. Ví dụ như Vương Ỷ, Mao Tiêu, Úy Liêu,
Vương Tiễn, Vương Bôn, Lý Tín, Vương Ly, Mông Điềm v.v... nổi tiếng
trong sử sách, đều là những khách khanh từ các nước khác tới, họ đều có
những cống hiến tuyệt vời đối với sự phát triển về các mặt chính trị, kinh
tế, quân sự, ngoại giao v.v... của nước Tần, đã có tác dụng rất lớn lao trong
sự nghiệp thống nhất Trung Quốc.
TẬP QUYỀN TRUNG ƯƠNG
ĐỐT SÁCH CHÔN NHO
Lý Tư chẳng những đã xuất mưu hiến kế cho Tần Thủy Hoàng tiêu diệt
sáu nước, thống nhất Trung Quốc mà còn có rất nhiều gợi ý cho Tần Thủy
Hoàng làm thế nào để củng cố và tăng cường nền thống trị tập quyền trung
ương đối với đế quốc Tần sau khi thống nhất.
Thứ nhất: Thực hành chế độ quận huyện. Năm 26 Tần Vương Chính (tức
năm 221 trước Công nguyên), nước Tần trải qua cuộc chinh chiến nhiều
năm liên miên, đã tiêu diệt được sáu nước, đã xây dựng lên một quốc gia
thống nhất lớn đầu tiên, lãnh thổ rộng lớn chưa từng thấy, nhân khẩu đột
ngột tăng nhiều ở trên đất nước Trung Quốc. Lúc này Tần Vương Chính
tuy đã đổi vương xưng đế, tự xưng là Tần Thủy Hoàng, thế nhưng đối với
việc làm thế nào để củng cố và tăng cường nền thống trị của đế quốc phong
kiến đã được thống nhất này, đã phát sinh ra nhiều ý kiến chia rẽ ở trong
nội bộ Tần Vương Chính. Khi Tần Thủy Hoàng triệu tập các quan đại thần