MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 292

41. TRIỀU THỐ

NỔI DANH XỨNG QUÂN SƯ,

CHẾT VẺ VANG VÌ NƯỚC

Triều Thố sinh năm 200 mất năm 154 trước Công nguyên, người đất

Dĩnh Xuyên (huyện Vũ tỉnh Hà Nam ngày nay), là mưu sĩ chủ yếu của Hán
Cảnh Đế. Ông đã từng theo học thầy Trương Khôi ở huyện Chỉ (phía Nam
huyện Tế Nguyên tỉnh Hà Nam ngày nay), học tập lý luận hình danh của
Thân Bất Hại và Thương Ưởng. Triều Thố là con người nghiêm túc và hà
khắc. Thế nhưng ông rất hiểu biết điển tịch văn hiến, được bổ nhiệm làm
Thái Thường Chưởng Cố [58]. Thời Hán Văn Đế, trong triều đình không
có người nào có thể nghiên cứu giảng giải “Thượng Thư” được; nghe nói ở
Tế Nam có một người tên gọi là Phục Sinh, vốn là một tiến sĩ triều nhà Tần
(nắm giữ thư tịch điển thư và Sử sự thị vấn cổ kim), ông là người truyền
thụ “Thượng Thư” bằng kim văn sớm nhất của Tây Hán, rất tinh thông
“Thượng Thư”. Thế nhưng khi đó Phục Sinh đã hơn chín mươi tuổi rồi,
tuổi già không thể trưng dụng vào triều được. Hán Văn Đế liền hạ lệnh cho
Thái Thường để cho ông cử người tới học tập ở dưới cửa Phục Sinh. Thái
Thường liền cử Triều Thố đi học. Sau khi học xong trở về, Văn Đế để cho
ông đảm nhiệm chức Thái tử gia lệnh. Bởi Triều Thố giỏi biện luận nên
được Thái tử Lưu Khải sủng ái, mọi người trong nhà Thái tử đều gọi ông là
“Trí nang” [59]. Rất nhiều kế sách cai trị đất nước của ông đều được Thái
tử tán thưởng. Về sau ông được Văn Đế bổ nhiệm làm Trung đại phu (nắm
giữ nghị luận, chuẩn bị cố vấn).

GIÁ NGỰ QUẦN THẦN,

TẤT THÔNG THUẬT SỐ

Cái gọi là “Thuật số”, chính là thuật cai trị đất nước. Công Tôn Hoằng

nói: “Thạo quyền sinh quyền sát, thông suốt đường tắc nghẽn, đủ mức độ
cơ mưu, luận được lẽ mất còn, khiến cho mọi thứ giả tạo trong tình cảm xa,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.