MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 294

An), Cảnh Đế thường xuyên đàm luận quốc sự với riêng ông. Những chính
luận của Triều Thố, lần nào cũng đều được Cảnh Đế tiếp nạp. Sự sủng tín
đối với Triều Thố thậm chí đã vượt qua cửu khanh (tiếng gọi chung chín
chức quan hành chính ở Trung ương thời Tần Hán). Thừa tướng Thân Đồ
Gia, bởi ý kiến của mình luôn luôn không được tiếp nạp, trong lòng rất lấy
làm hổ thẹn, rất ghét hận Triều Thố, nhưng lại chẳng tìm được lý do gì để
bức hại ông. Lúc đó, phủ quan Nội Sử đặt ở trên bãi đất trống giữa bức
tường trong ngoài của miếu Thái Thượng (Miếu Thái Thượng hoàng cha
của Hán Cao Đế Lưu Bang), cửa mở về hướng Đông, ra vào không tiện lợi.
Triều Thố liền cho mở thêm hai cánh cửa ra vào về hướng Nam, trên bức
tường ngoài của miếu Thái Thượng. Thừa tướng Thân Đồ Gia nghe nói
chuyện này, cho rằng lần này có thể tìm được lý do để trừ khử Triều Thố,
bèn dự định lấy việc đào khoét bức tường vây của Miếu tổ Hoàng Đế coi là
trọng tội, soạn việc tấu chương, thỉnh cầu Hoàng thượng giết chết Triều
Thố. Môn khách của Triều Thố nghe nói đã báo với Triều Thố. Triều Thố
thấy tin Thân Đồ Gia đem chuyện này khải tấu Hoàng thượng để giết chết
ông, biết rằng sự việc nghiêm trọng chẳng thể xem thường, ngay đêm đó đã
thỉnh cầu xin được hội kiến riêng với Hoàng thượng quy án tự thú, nói rõ
đầu đuôi nguyên do sự việc này rất kỹ càng tỉ mỉ với Hoàng thượng. Đợi
tới lúc Thân Đồ Gia tới cáo trạng ở trước mặt Cảnh Đế, tâu trình rằng Triều
Thố tự tiện đục khoét mở ra cửa lớn khác ở trên tường miếu Thái Thượng,
nên dẫn hắn giao cho Đình uý (một trong cửu khanh của nhà Hán, quan tư
pháp tối cao ở Trung ương) để xử tử. Bởi Cảnh Đế đã biết trước tình hình
thực tế, liền nói với Thừa tướng:

- Nơi Triều Thố mở cửa đó không phải là tường vây của tông miếu. Đó

chỉ là bức tường thấp ở ven ngoài bãi đất trống của tông miếu. Hơn thế là
trẫm đã cho phép ông ta mở ra đó, không hề xúc phạm tới pháp luật đâu!

Thân Đồ Gia đành phải tạ tội rồi lui ra, bực tức nói với Trưởng sử (là

chức quan, Thừa tướng, Thái uý, Ngự sử đại phu thời Tây Hán đều có quan
hầu là Trưởng sử, chức vị rất quan trọng tương đương với chức vụ Bí thư
trưởng hiện nay) rằng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.