- Hỡi chim bay trên trời, hỡi thú chạy dưới đất muốn bay sang trái thì
sang trái, muốn chạy sang phải thì sang phải, muốn bay cao thì bay cao,
muốn xuống thấp thì chui vào trong lưới đó!
Rồi Thang nói với người nông dân, đối với loài cầm thú cũng cần phải có
trái tim nhân đức không thể bắt hết tróc tiệt. Những loài cần phải bắt, đó là
loài chim, loài thú không chịu vâng theo thiên mệnh. Người nông dân nghe
lời nói của Thang rất lấy làm cảm động. Câu chuyện này rất nhanh chóng
được truyền khắp các nước chư hầu. Các nước chư hầu nghe thấy vậy, nói
“Đức của vua Thang chí lý, thấu tới cả cầm thú chim muông!” (“Sử ký -
Ân bản kỷ”). Các nước chư hầu cho rằng Thang là một vị vua có đức, có
thể tín nhiệm được, đã có tới hơn bốn chục nước chư hầu rất nhanh chóng
quy thuận với Thang. Từ sự hoang dâm bạo ngược, quốc chính hỗn loạn,
dân chúng chống lại, người thân xa rời, “bách tính hết chịu nổi” của Hạ
Kiệt, Thang đã nhìn thấy xu thế diệt vong của triều nhà Hạ. Từ chỗ “Kiệt
không trọng đức, dùng võ lực giết hại dân chúng” (“Sử ký - Ân bản kỷ”), từ
trong bài học, Kiệt làm mất lòng dân, đã rút ra được kinh nghiệm thống trị,
thực hành chính sách “lấy sự khoan hồng cai trị dân chúng” (“Quốc ngữ -
Lỗ ngữ thượng”), thi hành nhân đức rộng rãi, động viên sản xuất, giảm hình
phạt, nhẹ thuế khoá, đoàn kết với các chư hầu ở bên ngoài, thu phục nhân
tâm. Điều này vào lúc đó có thể nói là một loại mưu lược cao siêu. Phân
tích từ góc độ phát triển xã hội cũng là một sự tiến bộ lớn trong lịch sử tư
tưởng.
Thu thập nhân tài, không câu nệ một cách thức nào. Các triều vua trong
lịch sử đã qua, việc cướp thiên hạ hoặc giữ thiên hạ, đại phàm là những
người đã giành được thành công, không ai là không coi trọng nhân tài.
Thương Thang là chúa nô lệ của xã hội nô lệ, thế mà vì để lật đổ Hạ Kiệt
tàn bạo, ông cũng đã như vậy, không câu nệ một cách nào trong việc sử
dụng nhân tài. Tả tướng Trọng Huỷ của ông là một chúa nô lệ, kể từ tổ tiên
đã bắt đầu làm quan cho triều Hạ. Trọng Huỷ nhìn thấy Kiệt bạo ngược,
nhân dân oán hận, liền dẫn người trong tộc đến theo Thương. Thang cũng
nghe nói Trọng Huỷ là một người có tài cán, liền thỉnh giáo Trọng Huỷ về