MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 394

thách của thực tiễn đấu tranh, phần lớn đều đã trở nên kiên cường hăng hái.

KIẾN MINH HỌC NGHIỆP,

HUẤN LUYỆN HẬU SINH

Vương Đạo làm việc “hết sức thanh tịnh”, thường xuyên khuyên Tư Mã

Duệ giữ mình, nghiêm chỉnh tiết kiệm. Do vậy, uy tín của ông ngày càng
cao. Trong triều đình và ngoài dân chúng đều kính phục gọi ông là “Trọng
phụ” - người cha thứ hai. Đối với Vương Đạo, Tư Mã Duệ cũng rất kính
trọng, Tư Mã Duệ đã nói với ông rằng:

- Khanh chính là “Tiêu Hà” của ta đó!

Tháng 3 năm Thái Hưng nguyên niên (năm 317) Tư Mã Duệ chính thức

lên ngôi hoàng đế, ra lệnh cho Vương Đạo thăng ngự sàng cùng ngồi.
Vương Đạo chối từ, nói:

- Nếu mặt trời xuống cùng vạn vật thì dân chúng còn biết ngưỡng vọng

vào đâu?

Tư Mã Duệ đã dùng Vương Đạo làm thừa tướng. Vương Đạo có ý chí

phò tá Tấn Nguyên Đế Tư Mã Viêm thông nhất Trung Quốc. Ông cho rằng
muốn thành tựu công việc Trung hưng thì cần phải nắm vững giáo dục
“kiên minh học nghiệp, di huấn hậu sinh” - xây dựng trường học để dạy dỗ
con trẻ. Do đó ông đã kiến nghị với Tấn Nguyên Đế, rằng:

- Kể từ khi hoàng cương thống nhất, những tiếng khen ngợi chẳng còn,

đến nay đã được gần hai kỷ rồi (một kỷ bằng mười hai năm). Chuyện nói
rằng:

“Ba năm không làm lễ, lễ tất hoại. Ba năm không làm nhạc, nhạc tất

hỏng”, huống hồ đã qua thời gian lâu như thế? Hiện tại là người lớn quên
mất dáng vái chào khiêm nhường, hậu sinh chỉ nghe thấy tiếng trống kim
loại. Ngày nào cũng dấy động can qua, còn việc tế lễ thì không xây đắp.
Đạo của tiên vương ngày càng xa, tục lệ xa hoa giả dối thì ngày càng phát
triển. Điện hạ ngài dùng cái vốn của mệnh thế, lễ nhạc chinh phạt, mong
muốn trung hưng nhà Tấn. Do vậy phải nên lấy việc kinh luân thời cổ, kiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.