Đoạn ghi chép trên đây nói rõ, trên mặt tuyển chọn thời cơ quyết chiến,
Thương Thang và Y Doãn chẳng những đã suy nghĩ tới thực lực quân sự
của hai bên mà còn suy xét tới xu hướng của lòng người, dùng biện pháp
trinh sát gần như sức lửa, đình chỉ việc tiến cống để quan sát phản ứng của
đối phương. Nhìn thấy Hạ Kiệt vẫn có thể điều động được quân đội của
Cửu Di, liền khôi phục việc tiến cống. Đợi tới khi quân đội Cửu Di không
phục tùng theo sự điều động nữa, mới cất quân đánh Kiệt. Cuộc chiến biết
sẽ thắng rồi mới cất quân đến đánh, đó là một quyết sách vừa thận trọng lại
vừa kiên quyết, dứt khoát.
Trên việc xác định phương hướng quyết chiến, căn cứ vào ghi chép của
“Lã Thị Xuân Thu” và “Sử Ký” thì Thương Thang không phải là dựa theo
vị trí địa lý thiên nhiên mà Thương Hạ ở, phát động cuộc tiến công chính
diện từ Đông sang Tây đối với Hạ Đô, mà là “dẫn quân đội từ phương
Đông kéo sang phía Tây đất nước đế tiến đánh”, thực hành chiến lược vu
hồi, vòng quanh phía Tây Hạ, phát động cuộc tiến công bất ngờ. Kết quả là
quân nhà Hạ phải vội vã ứng chiến và “chưa đụng kiếm mà Kiệt đã phải
chạy”, “tháo ra khỏi Ô Điêu”. Thương Thang đã huy động quân đội đuổi
theo, đại chiến với Hạ Kiệt ở Đô Điều, đánh bại quân Hạ, chỉ một trận đã
lật đổ vương triều nhà Hạ. Quyết sách này đã có quan hệ tương đối lớn đối
với việc Thương Thang, Y Doãn thông thuộc cách bố trí quân sự và hoàn
cảnh địa lý của vương triều nhà Hạ.
Những hoạt động thực tiễn về quân sự của Y Doãn đã chứng tỏ, ông đã
tham dự vào quyết sách quân sự của Thương Thang, giúp đỡ Thương
Thang chỉ huy tác chiến, thậm chí còn đích thân tiến hành trinh sát chiến
lược, trên thực tế đã có chức năng và tác dụng làm quân sư cho hậu thế và
tổng tham mưu trưởng cho cận đại. Có thể nói được rằng Y Doãn là nhân
tài mưu lược ở tầng lớp cao xuất hiện sớm nhất thời cổ đại Trung Quốc.