giao và kiêm tính các thuộc quốc của triều Hạ, xóa bỏ các vây cánh của Hạ
Kiệt, mở rộng thực lực của mình. Các nước Cát, Vĩ, Cố, Côn Ngô nằm ở
giữa Hạ Thương đều là thuộc quốc của nhà Hạ, là lực lượng dựa dẫm thân
cận của Hạ Kiệt. Lực lượng nước Cát ở gần Hào, thủ đô của Thương tương
đối yếu, việc thống trị không ổn định. Thương Thang lấy việc đánh Cát làm
đột phá khẩu để bắt đầu hoạt động kiêm tính. Ban đầu Thương Thang
mượn cớ là Cát không cúng tế tổ tiên để phát động thế tấn công chính trị.
Lại lấy việc trợ giúp tế lễ làm chiêu bài cử, cử người vào trợ giúp việc canh
tác, cung cấp rượu thịt cho những người già cả để tranh thủ lòng dân. Cát
Bá không những không thay đổi hành vi “không tế lễ tổ tiên” mà còn cướp
đoạt hết rượu thịt mà Thương Thang chuyển tới, giết chết những nhi đồng
không giao nộp rượu thịt. Thương Thang nắm vững cơ hội này, cất quân tới
hỏi tội, tiêu diệt nước Cát.
Sau đó, lại liên tục tiêu diệt ba nước Vĩ, Cố, Côn Ngô, chiếm lấy bình
nguyên Duyên Dự, tạo thành sự uy hiếp chiến lược đối với thủ đô nước Hạ,
đã thay đổi hẳn hình thế Hạ cường Thương nhược trên mặt quân sự.
ĐÁNH BẰNG MƯU
Trận đánh ở Ô Điêu là trận quyết chiến chiến lược của Thương Thang lật
đổ vương triều nhà Hạ. Trên các mặt tuyển chọn thời cơ quyết chiến, quyết
định phương hướng quyết chiến, Y Doãn đã phát huy được tác dụng quan
trọng.
Căn cứ vào ghi chép trong “Thuyết Uyển”: Thang muốn đánh Kiệt, Y
Doãn nói: Xin hãy cản trở việc cống chức hắn, để xem động tĩnh của hắn ra
sao. Kiệt tức giận, cất quân đội của Cửu Di tới đánh. Y Doãn nói: Chưa thể
được.
Bọn chúng cất quân Cửu Di tới đánh ấy là do lỗi ở tại ta. Thang lại tạ tội
xin lỗi rồi cống chức trở lại. Sang năm sau lại không cung cấp cống chức.
Kiệt tức giận, lại cất quân Cửu Di. Quân Cửu Di không tuân theo. Y Doãn
nói: “Có thể đánh được! Thang mới cất quân đi đánh”.