8. Y TRẮC
MƯỢN TANG CỐC CỘNG SINH,
CHÊ THÁI MẬU THIỆN CHÍNH
Y Trắc là con trai của Y Doãn. Khi vua Thái Mậu nhà Thương kế vị đã
phong cho Y Trắc làm tướng. Y Trắc cũng giống cha, là một vị tướng nổi
tiếng hiền tài trong đời nhà Thương. Triều Thương tới thời kỳ của Thái
Mậu, những thế lực đã có trong các nước chư hầu phương quốc, đều đã lớn
mạnh. Giai cấp thống trị quý tộc chúa nô lệ đứng đầu là vua Thương, đã có
sự bóc lột và áp bức đối với bình dân và nô lệ càng thêm tàn khốc, dẫn tới
sự bất mãn của chư hầu, phương quốc và nhân dân, có những chư hầu và
phương quốc đã đình chỉ việc tiến cống và chúc tụng lên vương triều. Tài
năng mưu lược của Y Trắc đã nhanh chóng khiến cho vua Thái Mậu thiện
chính tu đức, đã mở ra thời kỳ hưng vượng phát đạt nhất từ sau vua Thái
Giáp vương triều nhà Thương.
Thái Mậu sau khi kế tục người anh là Ung Chính lên làm vua Thương
đối với cục diện “Ân đại suy, các chư hầu không tới” (“Sử ký - Ân bản
kỷ”), cương lĩnh triều chính không hưng thịnh, các chư hầu không tôn trọng
vương triều nhà Thương phải đối mặt, vẫn không phấn đấu vươn lên, tăng
cường cai trị khẩn trương, vẫn cứ xem thường coi nhẹ việc triều chính.
Đúng vào năm thứ bảy Thái Mậu, trong sân đình của vương cung, một cây
dâu và một cây cốc (tức cây chử)
đồng thời cũng sinh ra. Hai cây cùng
mọc chung nhau, hơn thế lại mọc rất nhanh, chỉ trong một đêm đã to bằng
nắm tay.
Đây vốn là một hiện tượng ngẫu nhiên trong sự sinh trưởng của loài thực
vật. Thế nhưng ở vào thời đại đó, con người còn chưa có loại tri thức thực
vật học này. Vào thời đó con người thường coi sự sinh trưởng của các loài
thực vật và sự sinh trưởng của sinh mệnh con người là do mối liên hệ tin
tức thần bí nào đó gắn liền lại, họ đã coi hiện tượng này như sự xuất hiện