nói, khác y phục mà không đánh thuế. Do vậy đã xúc tiến được việc phát
triển thương nghiệp. Ông còn cho phép dân chúng có thể tuỳ tiện vào núi
rừng đầm trạch, tuỳ ý săn bắt thú vật. Ngoài ra còn quy định kẻ phạm tội
chỉ đề cập tới bản thân họ, không cho phép dây dưa liên luỵ, khiến cho gia
đình họ hàng không bị tội lây, như vậy đã ngăn ngừa được sự phân hóa của
dân tự do, đảm bảo được đầy đủ sức lao động cho việc theo đuổi nghề
nông, hơn thế, vì việc đó đã thu hút được sự ủng hộ của đông đảo dân
chúng đối với ông trên mặt chính trị.
Là một nhân vật đại biểu cho chính quyền của chế độ nô lệ, để ổn định
trật tự thống trị của chế độ nô lệ, Cơ Xương đã đặt ra pháp luật “Hữu vong
hoang duyệt”, tức là thanh tra đại quy mô theo định kỳ những nô lệ bỏ trốn.
Phàm những kẻ chạy trốn đều phải bắt trở lại. Sự quay lại của ai thì
người đó được sở hữu. Ông còn cho phép “Sĩ giả thế lộc”, tức là những
người làm quan ở triều đình thì con cháu của họ đời đời được hưởng bổng
lộc của quốc gia. Điều này đã khiến ông được sự nhất trí ủng hộ của các
quý tộc chủ nô lệ.
Chu Văn Vương nắm giữ chính quyền suốt năm mươi năm. Suốt một
thời gian dài ở ngôi đã khiến cho ông có cơ hội ung dung, kiên trì bền bỉ
đẩy mạnh sự nghiệp của nhà Chu. Một số nước nhỏ thuộc hạ của Vương
triều nhà Thương, có nước bị Chu dùng vũ lực chinh phục, có nước bởi
hoảng sợ thế lực của nhà Chu, đồng thời cũng vì để chạy thoát khỏi sự
khống chế của quốc gia nô lệ nhà Thương mà chủ động quy thuộc vào Chu.
Thậm chí một số nô lệ, bình dân cùng với chủ nô lệ cỡ trung, cỡ nhỏ cũng
không chịu đựng nổi sự áp bức chính trị và bóc lột kinh tế tàn khốc mà
chạy trốn về phía nhà Chu. Do vì Cơ Xương cai trị đất nước có đường lối,
thành tích nổi bật đã khiến cho Chu từ một thân thuộc của Thương, cuối
cùng đã biến thành lực lượng tranh giành chống đối với Ân.
MÌNH NGHIÊM GIỮ LUẬT,
TU ĐỨC VỮNG VÀNG