MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 566

hôm, một hoạn quan tố cáo với Cao Tôn, nói Vũ Tắc Thiên và một đạo sĩ
dùng yêu thuật chửi rủa hoàng đế. Cao Tôn đặc biệt căm ghét yêu thuật, đã
có lệnh nghiêm cấm rõ ràng từ lâu. Khi biết Vũ hậu làm việc này, ông vô
cùng tức giận, lập tức triệu cận thần của Thượng Quan Nghi vào cung cùng
bàn đối sách. Thượng Quan Nghi tâu: Hoàng hậu kiêu ngạo chuyên quyền,
thiên hạ không ai không oán giận, theo ý kiến thần chi bằng hãy phế bỏ bà
ta, để yên lòng người, bảo đảm chắc chắn nghiệp đế Đại Đường mãi mãi kế
tiếp. Nghe xong, Cao Tôn hạ lệnh viết chiếu đưa Vũ thị vào lãnh cung.

Nhưng lúc này tâm phúc của Vũ Tắc Thiên ở trong cung đã rất nhiều, tai

mắt khắp nơi. Khi có người mang tin đó báo cho bà ta biết, Vũ hậu không
hề sợ hãi, mà lập tức đến gặp Cao Tôn, vạch trần âm mưu đó, đồng thời nói
rõ sự thực. Cao Tôn tin phục, lập tức thu hồi mệnh lệnh, xin lỗi bà, và đổ
toàn bộ trách nhiệm lên Thượng Quan Nghi. Vũ Tắc Thiên lại dùng kế
phản gián biết được hoạn quan Vương Phục có can hệ với Thái tử đã bị phế
Lý Trung, liền bàn với Hứa Kính Tôn dâng tấu vu cáo Thượng Quan Nghi
và Lý Trung câu kết mưu phản. Thế là Thượng Quan Nghi và Vương Phục
bị kết tội “có lẽ có” rồi bị chém, họa đầy nhà, liên can chín họ. Lúc này
hoàng quyền Đại Đường cơ bản đã về tay Vũ Tắc Thiên.

Nhất cử lưỡng tiện. Trong xã hội phong kiến, quan niệm dòng dõi cực kỳ

quan trọng. Xuất thân quí tộc, không có công vẫn có thể hưởng lộc, người
bần tiện chỉ có thể làm nô lệ. Khi Vũ Tắc Thiên tranh làm hoàng hậu, các
đại thần phản đối đã hứng lấy lý do xuất thân của bà hàn vi để ngăn cản.
Chử Trục Lương khi dâng lời can lên Cao Tôn đã nói: Hoàng thượng muốn
đổi lập hoàng hậu, xin lựa chọn con gái nhà vọng tộc trong thiên hạ, hà tất
phải lập Vũ thị dòng dõi hàn vi làm gì? Cảm xúc của Vũ Tắc Thiên trước
sự việc đó rất sâu sắc, bà biết, muốn thực hiện nguyện vọng hùng vĩ của
mình thì cần phải đột phá gò bó, thay đổi dòng dõi của mình. Vũ Tắc
Thiên, con người thông minh ấy đã viện dẫn chuyên lệnh của Đường Thái
Tôn, Trinh Quán năm thứ 12 (năm 638) cho bọn Thượng thư Cao Sĩ Kiêm
sửa chữa bản “Thị tộc chí” làm căn cứ để thuyết phục Cao Tôn xuống
chiếu, đổi “Thị tộc chí” thành “Tính thị chí”. Dưới sự sách hoạch của bà,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.