MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 576

trong nhà đều ân cần đón tiếp, chỉ có một mình Nhân Kiệt ngồi đọc sách
không nghe không tiếp. Huyện lại trách ông vô lễ, Nhân Kiệt trả lời: Thánh
nhân trong sách quá nhiều, tôi bận rộn ứng phó không hết, đâu còn thời
gian để chú ý tới vị tục lại ngẫu nhiên đến nhà, ông hà tất trách tôi làm gì!
Nói cho huyện lại im miệng không biết nói gì hơn. Hai là, rèn luyện ở cơ
sở. Sau khi Nhân Kiệt hiểu rõ kinh nghĩa trúng tuyển, thời gian làm một
chức quan nhỏ tầm thường ở địa phương rất dài, nhưng ông không hề oán
thán, cương trực làm việc, rèn luyện mình. Còn bị người vu cáo mà ngồi tù.
May mà được Thượng thư Bộ công - Diêm Lập Bản hiểu rõ chân tơ kẽ tóc,
trong thẩm vấn, không chỉ làm rõ ông bị oan mà còn phát hiện ông là người
rất có tài năng, khen rằng: Trọng Ni nói quan sát lỗi lầm biết người nhân,
ông có thể gọi là hòn ngọc dưới biển! Rồi tiến cử ông làm Pháp Tào phủ đô
đốc châu Tính. Thời kỳ này, nhà Nhân Kiệt ở Hà Dương (nay là huyện
Manh - Hà Nam), trên đường nhậm chức khi đi qua Thái Hành Sơn, nhân
tưởng nhớ người nhà, đã đứng ở đầu núi rất lâu, rồi nói với tuỳ tùng: Người
nhà ta ở dưới đám mây này đấy! Câu thành ngữ “mây trắng người thân” bắt
nguồn từ đó, và đã trở thành một danh ngôn của các du tử xưa nay nhớ
người thân! Ba là, nghĩa cảm đồng liêu. Khi Địch Nhân Kiệt nhậm chức
Pháp Tào ở châu Tính, đồng liêu là Trịnh Sùng Chất nhận được mệnh lệnh
đi sứ nơi biên giới xa xôi nguy hiểm, mà lúc này mẹ già đang ốm rất cần
chăm sóc. Nhân Kiệt biết khó khăn của đồng liêu, nên đã chủ động xin với
cấp trên là Lạn Nhân Cơ cho mình đi thay. Lúc đó Lạn đang có mâu thuẫn
với Tư Mã Lý Hiếu Liêm, thấy Địch Nhân Kiệt nghĩa khí như vậy, xấu hổ
là mình không bằng, liền chủ động tìm Lý giảng hòa. Sau khi nói với Lý
Hiếu Liêm nghĩa cử của Địch Nhân Kiệt, Lạn Nhân Cơ cảm kích nói,
chúng ta chẳng lẽ không xấu hổ sao? Thế là hai người lại hòa thuận như cũ.

Nghi Phụng nguyên niên (năm 676) do Địch Nhân Kiệt giữ chức ở cơ sở

lâu dài, thành tích chính trị nổi bật, được Đường Cao Tôn bổ nhiệm làm
Đại lý thừa, là quan thẩm phán lục phẩm, lúc này Địch Nhân Kiệt đã 47
tuổi. Sau khi nhận nhiệm vụ với lòng cương trực và tài năng trác việt, ông
đã đi sâu xử lý các vụ án, rất được trăm họ ủng hộ và Cao Tôn khen ngợi,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.