MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 577

sử ghi rằng, ông đã từng trong một năm giải quyết đọng án 17.000 người
mà không có một người xin xét lại vì bị oan. Ông nghiêm chỉnh chấp hành
pháp luật, ngay những vụ án do vua giao cũng phải làm theo luật.

Tháng 9 Nghi Phụng nguyên niên, Tả vệ đại tướng quân Quyên Thiện

Tài chặt nhầm một cây bách ở Chiêu Lăng, theo luật phải xử cách chức,
nhưng Cao Tôn yêu cầu Địch Nhân Kiệt xử trảm, ông một lần nữa tâu
trước mặt vua, nói: Tội không đáng chết. Cao Tôn nổi giận biến sắc mặt
nói: Thiện Tài chặt cây trên lăng, là làm ta bất hiếu, phải giết! Nhưng Địch
Nhân Kiệt không hề sợ hãi, ông biết Cao Tôn là người dễ mềm lòng, trong
đức, lễ, có thể nghe lời nói của người thiện, thế là ông dùng học thức uyên
bác, bàn cổ luận kim, vừa nói bóng gió vừa đề cao quyết tâm dùng trí tuệ
của mình thuyết phục Cao Tôn đừng xử oan. Ông nói: Thần nghe nói, ở
thời Kiệt, Trụ thì khó, thời Nghiêu, Thuấn thì dễ. Nay thần may mắn ở thời
Nghiêu, Thuấn nên không sợ như Tỷ Can bị giết. Thời Hán Văn (Đế) có kẻ
trộm lấy vong ngọc ở miếu Cao Tổ, do Trương Thích Chi can gián, nên đã
ngừng xử vứt xác ngoài đường. Ngụy Văn (Đế) muốn lưu đầy người, Tân
Tỳ dẫn điển cố can ngăn, cũng thấy thu nhận và dùng. Minh chúa có thể
dùng lý thuyết phục, trung thần không thể sợ vì uy hiếp. Nay bệ hạ không
nghe lời thần, sau khi nhắm mắt, sẽ xấu hổ khi gặp Thích Chi, Tân Tỳ ở
dưới đất!... Nay bệ hạ vì một cây bách ở Chiêu Lăng mà giết một tướng
quân, sau ngàn năm, biết gọi bệ hạ là chúa như thế nào? Thần sở dĩ không
dám tâu giết Thiện Tài vì sợ đẩy bệ hạ vào chỗ bất đạo! Cao Tôn càng nghe
càng thấy có lý vô cùng khâm phục lòng trung thành và trí tuệ của Địch
Nhân Kiệt, lập tức tha tội chết cho Thiện Tài, mấy hôm sau, phong Địch
Nhân Kiệt làm Thị Ngự sử.

Còn có một việc nữa khiến Cao Tôn càng khâm phục sâu sắc tài hoa của

Địch Nhân Kiệt. Có một lần Cao Tôn đến cung Phần Dương (nay là huyện
Tĩnh Lạc - Sơn Tây) lấy Địch Nhân Kiệt làm tuỳ sứ, trên đường khi đi qua
chùa Đố Nữ thì vùng này truyền đi tin đồn nhảm rằng, nếu ai mặc y phục
đẹp đẽ quí giá đi qua chùa Đố Nữ, sẽ gặp họa gió to sấm lớn. Vì vậy Lý
Xung Huyền, Trương Sử châu Tính quyết định sai vạn dân làm một ngự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.