MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 672

mang theo một số rau rừng mà nạn dân ăn chống đói, đưa cho Nhân Tôn và
gia quyến trong Hậu Uyển cung.

Tể tướng Lã Di Giản lúc đó, ban đầu nhờ được lòng Lưu Thái hậu mà

nổi cơ đồ. Thái hậu vừa chết, ông ta đã vội nói xấu bà. Hành vi giảo quyệt
của ông đã bị Quách Hoàng hậu của Nhân Tôn vạch trần, chức vụ Tể tướng
đã bị bãi một dạo. Nhưng người này rễ sâu gốc vững, không lâu sau lại trở
lại chức vụ Tể tướng, nhân gia đình Nhân Tôn có sự tranh chấp, có ý đồ
phế bỏ Quách Hoàng hậu, đồng thời ngăn cấm các quan tham gia bàn bạc
việc này. Phạm Trọng Yêm dẫn các gián quan, ngự sử đến Thùy Củng điện
xin gặp mặt Nhân Tôn, bọn họ lên tiếng hồi lâu vẫn không có người ngó
đến, quan coi cửa đóng sầm cửa lại. Bọn Phạm Trọng Yêm tay cầm vòng
đồng, cách cửa to tiếng chất vấn: Hoàng hậu bị phế vì sao không nghe lời
khuyên can. Thấy không được việc, chuẩn bị ngày hôm sau, sau buổi triều
sẽ giữ trăm quan lại, tranh luận với Tể tướng Lã trước mặt mọi người.
Không ngờ sáng hôm đó, khi Phạm Trọng Yêm vừa đến viện, đã có chiếu
truyền xuống, giáng ông đi xa, đồng thời còn thúc giục lập tức rời kinh đô.
Lần này người đến ngoại thành tiễn biệt ông tuy không nhiều, nhưng vẫn
có người nâng chén tán thưởng: “Chuyến đi này của Phạm quân càng vinh
dự”.

Mấy năm sau, Phạm Trọng Yêm từ châu mục chuyển về làm tri châu Tô

Châu, do có công trị thủy, lại được điều về kinh đô, đồng thời được hàm
vinh dự: Thiên Chương các đãi chế, làm tri phủ Khai Phong. Lúc này Lã Di
Giản vẫn nắm quyền triều chính, hắn ta mở rộng cửa sau, lạm dụng tư
nhân, khiến triều đình rất hủ bại. Căn cứ vào điều tra, Phạm Trọng Yêm vẽ
thành một bản “Bách quan đồ”, vào Cảnh Hựu năm thứ ba (năm 1036)
trình lên Nhân Tôn. Qua bản vẽ ông đã dựng lên tình hình điều động, thăng
cấp của các quan, nêu ra những phê phán công kích sắc bén về việc dùng
người của Lã Di Giản. Lã cũng không chịu kém, chế giễu Phạm Trọng
Yêm cổ hủ. Phạm Trọng Yêm viết liền bốn sớ tố cáo Lã Di Giản giảo
quyệt, Lã liền vu cáo Phạm Trọng Yêm cấu kết bè đảng, chia rẽ vua tôi.
Cuối cùng Lã Di Giản, lão thần mưu thâm kế giỏi dùng thế của vua mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.