MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 674

thời phải răn nhau, nói: Phạm lão trong bụng có hàng vạn giáp binh. Vì thế
không dám khinh dị đến xâm phạm nữa.

Khánh Lịch năm thứ ba, thứ tư (năm 1043 - 1044) hoàng đế Nhân Tôn

muốn gấp có chính quyền ổn định, đã nhiều lần hỏi han những việc lớn cần
làm gấp hiện nay, Phạm Trọng Yêm đã thoái triều về nhà, sau khi suy nghĩ
kỹ, đã tâu lên mười việc lớn, một là phải nghiêm minh chế độ thăng giáng
quan lại; hai là ức chế gặp may; ba là giữ nghiêm chế độ tiến cử; bốn là lựa
chọn trưởng quan địa phương; năm là quân điền ruộng công; sáu là coi
trọng sản xuất nông nghiệp, tằm tang; bảy là chính trị quân bị; tám là quán
triệt ân trạch và tín nghĩa của triều đình; chín là thận trọng công bố mệnh
lệnh triều đình; mười là giảm nhẹ thuế, dịch. Đó chính là “Tân Chính
Khánh Lịch” nổi tiếng trong lịch sử. Chỉ trong mấy tháng ngắn ngủi, cục
diện chính trị đã mới hẳn lên: cơ cấu quan liêu bắt đầu tinh giản; các con
em trước đây dựa vào gia thế mà làm quan, nay bị nhiều hạn chế, ngày
trước các quan chức chỉ dựa vào tư lịch để tấn thăng, đã phải tăng thêm thủ
tục điều tra thành tích nghiệp vụ và đào tạo phẩm chất; những nhân viên có
tài cán đặc biệt, được phá cách đề bạt; trong khoa cử, đã đột xuất kiểm tra
xem xét luận văn thực dụng; cả nước phổ biến xây dựng trường học.

Phạm Trọng Yêm ở trong bể hoạn nhiều năm, nghĩ sâu lo xa, kinh

nghiệm phong phú, đối với một số vấn đề ông có cách xử lý độc đáo của
mình. Ví dụ, Tống Nhân Tôn Hoàng Hựu năm thứ hai, nông nghiệp ở Ngô
Trung thất thu, xảy ra đói lớn. Lúc đó, Phạm Trọng Yêm làm quan ở Chiết
Tây, ông hướng về các hộ giàu quyên mộ, tích cực dự trữ lương thực, áp
dụng một loạt biện pháp cứu đói. Đồng thời với việc này, ông còn khuyến
khích trăm họ đua thuyền rồng, đề xướng xây dựng đền chùa, để cho nhà
nước xây dựng sửa chữa kho tàng, nhà quan, mỗi ngày dùng đến phu dịch
mấy ngàn người. Có người vì vậy đàn hặc Phạm Trọng Yêm không thương
xót dân gian thống khổ mở tiệc mua vui, làm mệt dân tốn tiền của, hoàng
đế cũng nhân đó xuống chiếu trách tội ông. Nhưng Phạm Trọng Yêm cho
rằng: Phàm là người xuất du, nhất định phải đầy đủ tiền của đi du lãm chỉ
một người, nhưng dựa vào người đó mà sống được có thể tới mấy người,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.