MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 719

đồng. Da Luật Sở Tài hiểu sâu sắc rằng: Kẻ được lòng dân sẽ được thiên hạ
nên đã can ngăn Thái Tôn: Trung Nguyên đã dẹp xong, trăm họ đều là trăm
họ của hoàng đế. Hơn nữa dân bỏ trốn còn trốn đi đâu được nữa. Vì sao chỉ
vì một tù nhân mà liên luỵ làm chết hàng trăm người? Thái Tôn tỉnh ngộ,
huỷ bỏ lệnh này.

Kiềm chế người cho vay lãi suất cao, phản đối bóc lột quá đáng. Cùng

với việc mở rộng các vùng của nhà nước, việc buôn bán sôi nổi, việc cho
vay lãi cao rất thịnh hành. Những nông dân và thợ thủ công để duy trì cuộc
sống và giao nộp sưu thuế, có lúc buộc phải vay nợ, lãi suất hàng năm tới
100%. Con nợ đến thời hạn không trả được, thường bị buộc nhà phá người
tan. Để ngăn chặn bọn cho vay nặng lãi, Da Luật Sở Tài đã quy định chính
sách vay mượn.

Dưới sự cố gắng của Da Luật Sở Tài, những người thống trị Mông Cổ đã

thích ứng tương đối nhanh với chế độ phong kiến phát triển cao độ ở vùng
Trung Nguyên, khôi phục được vết thương phá hoại do chiến tranh gây ra,
đưa nền kinh tế phong kiến lên quy đạo phát triển bình thường.

TẬN TRUNG TẬN TRÍ,

TRANH CÃI MẠNH, CAN NGĂN KHÉO

Trong việc trị nước, Da Luật Sở Tài có một câu danh ngôn: Làm một

điều lợi không bằng trừ một điều hại; bàn thêm một việc mới không bằng
tiết kiệm một việc. Chỉ cần những việc có lợi cho nước cho dân, ông đều
không phân biệt to, nhỏ mà tìm mọi cách để cố gắng thực hiện việc đó.
Cách nghĩ của ông không được nhà vua tiếp thụ, có khi có liên quan đến
bản thân hoàng đế, bao giờ ông cũng khôn khéo vận dụng trí tuệ và mưu
lược của mình, hoặc tranh cãi mạnh hoặc khéo can ngăn, trăm phương ngàn
kế khiến chủ trương của mình được thực hiện mà không ảnh hưởng đến
quan hệ thân mật giữa ông và nhà vua. Cho nên dù ông làm quan với ba
triều Thành Cát Tư Hãn, Đà Lôi, Oa Khoát Đài hơn 30 năm mà vua tôi
trước sau đều hòa hợp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.