Nga. Phá huỷ thành Yaksa, không bao lâu, chính phủ Nga lại cử quân đội
tới chiếm Yaksa. Tháng 7 năm sau, quân Thanh một mặt vây chặt quân
Nga, một mặt đàm phán với chính phủ Nga. Ngày 7 tháng 9 Khang Hy năm
thứ 28 (năm 1689) hai nước ký “Điều ước Nibusa” ở Nibusa. Điều ước quy
định: Xác định biên giới đoạn phía Đông hai nước; phá huỷ thành Yaksa,
quân đội Nga rút về. Như vậy đã vạch rõ được đoạn biên giới phía Đông
Trung Nga. Về mặt pháp luật đã quy định một vùng rộng lớn từ Hắc Long
Giang trở xuống, từ Ngoại Hưng Nam Lĩnh về Nam và từ sông Isuri về
Đông đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc, sông Hắc Long Giang và Isuri đều là
nội hà của Trung Quốc.
TAY VẼ BẢN ĐỒ TRẬN ĐỊA, CHỈ THỊ PHƯƠNG LƯỢC,
CỦNG CỐ CỤC DIỆN THỐNG NHẤT TÂY VỰC
Khang Hy năm thứ 12 (năm 1673) Cát Nhĩ Đan từ Tây Tạng trở về Mạc
Tây Ách Lỗ Đặc, tự lập làm Chuẩn Cát Nhĩ Hán, tiếp đó thống nhất bốn bộ
(tộc) Ách Lỗ Đặc. Năm năm sau đã trước sau thống nhất Nam Bắc Thiên
Sơn, chiếm đóng phần lớn vùng Thanh Hải. Tiến tới chuẩn bị lấy Ca Nhĩ
Ca (nay là nước Cộng hòa Mông Cổ) ở phía Đông và Nam Hạ Trung
Nguyên rộng lớn. Khang Hy năm thứ 26 (năm 1687), dưới sự ủng hộ của
Nga, Cát Nhĩ Đan tấn công lớn Ca Nhĩ Ca, Ca Nhĩ Ca cầu cứu Thanh.
Huyền Diệp ngạc nhiên giận dữ, đã lập tức cử sứ giả đến khiển trách Cát
Nhĩ Đan và vì bọn họ điều đình, đồng thời thu dụng, sắp xếp nạn dân Ca
Nhĩ Ca. Nhưng Cát Nhĩ Đan ngông cuồng, không chỉ không lấy lễ đối đãi
sứ giả nhà Thanh, mà còn vô lý yêu cầu trả lại nạn dân đã thu dụng, tích
cực chuẩn bị xâm lược về phía Nam. Tháng 6 Khang Hy năm thứ 29 (năm
1690), Cát Nhĩ Đan thân soái lĩnh hơn 20.000 quân, dùng danh nghĩa truy
bắt Ca Nhĩ Ca, vượt qua ao Hô Luân, xuyên qua hồ Bối Nhĩ đi sâu vào địa
phận Ô Châu Mục Tâm (nay là Đông Bắc Mông Cổ). Thấy tình hình như
vậy, Huyền Diệp đã quả đoán cho quân đội xuất kích, đồng thời thân đến
Thủ Đức chỉ huy. Quân đội hai bên đánh nhau ở Ô Lan Bố Thông (nay là
Tây Bắc Xích Phong), Cát Nhĩ Đan thua trận, chạy về Đại Hưng An Lĩnh,