MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 814

cho Từ Hy thái hậu, dẫn quân ngự giá. Vào lúc này Tào Dục Anh đã một
dạo được Túc Thuận tín nhiệm cũng đã biến thành tay trong của Dịch Hân,
không ngừng mật báo tình hình của bọn Túc Thuận. Căn cứ vào tình hình,
Dịch Hân thông qua kế hoạch mật, nắm chắc trong tay dụ chỉ của thái hậu
hai cung, nắm chắc quyền chủ động, lại cố ý làm ra vẻ yếu đuối để đối
phương bị tê liệt, ngầm phục tay trong nắm chắc mọi động thái của bọn Túc
Thuận, và tất cả những việc đó đều được hoàn thành một cách đâu vào đấy
trong bí mật, thể hiện đầy đủ quyền mưu lão luyện xảo trá của Dịch Hân,
lúc đó là một người còn trẻ chưa đến 30 tuổi. Bọn Túc Thuận không biết là
đã sa vào bẫy của Dịch Hân, trước tiên tám đại thần bị tách lẻ, mấy người
tương đối nhu nhược như Tài Viên, Đoan Hoa... thì theo hai thái hậu cùng
ấu đế Tải Thuần về nhà, còn linh cữu vua Hàm Phong thì do Túc Thuận hộ
tống theo đường khác. Ngày 1 tháng 11, hai thái hậu về đến kinh đô, triệu
kiến Dịch Hân, hôm sau liền phát động đảo chính, lần lượt bắt giam tám đại
thần. Ngày mùng 3, phong Dịch Hân làm Nghị chính vương. Ngày mùng 8,
xử tử ba người: Túc Thuận, Tải Liên, Đoan Hoa trong số tám đại thần, thái
hậu hai cung buông rèm nghe triều chính.

LẤY HOÀ ĐỂ TỰ CƯỜNG,

THẬN TRỌNG VỚI CHIẾN TRANH ĐỂ TRỊ QUỐC

Dịch Hân nhiều năm chủ trì triều chính, là nhân vật quyết sách quyền

nghiêng thiên hạ lúc đó. Trong tình hình quốc lực vương triều Thanh suy
yếu, liệt cường phương Tây nhòm ngó thèm thuồng, tư tưởng chiến lược cơ
bản về mặt nội chính ngoại giao của Dịch Hân là: cố gắng giữ hòa bình, vì
chỉ có trong điều kiện hòa bình thì mới có thể mưu “tự cường”, triển khai
xây dựng cận đại hóa. Để tranh thủ hòa bình trong quan hệ quốc tế cận đại
đan xen phức tạp, phải thận trọng trước việc chiến tranh, không thể động
một tý là khiến cho Trung Quốc quyết liệt với nước ngoài, thậm chí bước
vào ranh giới của chiến tranh. Dịch Hân căn cứ vào hoàn cảnh đương thời
cho rằng Trung Quốc nên thay đổi quan niệm chiến tranh truyền thống,
phản đối hành động mạo hiểm, như thời Xuân Thu, tướng Lỗ Tào Quệ tay
cầm kiếm sắc uy hiếp Tề Hoàn Công phải trả lại đất, sử sách đều nói là việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.