Phùng Vân Sơn lại cùng chế độ “Thiên điều thư” và nhiều nghi thức tôn
giáo. Bọn họ viết “tấu chương cầu Thiên phụ thượng chủ, hoàng thượng đế
lựa chọn nơi hiểm chắc để nương mình”. Bí mật lập cơ quan cách mạng ở
nhà Lư Lục. Tháng 9, Hồng Tú Toàn lại dẫn hội viên đến phá huỷ miếu
Cam Vương ở thôn Đại Chương Cổ Đông, châu Tượng. Danh tiếng Bái
thiên hội càng truyền càng xa, tín đồ ngày càng đông. Trong tổ chức nội bộ
giáo hội đã tiếp thu thêm Dương Tú Thanh, Tiêu Triều Quí, Vi Xương Huy,
Thạch Đạt Khai, Hồ Dĩ Hoảng, Tần Nhật Cương... và trở thành tập đoàn
lãnh đạo.
Tháng 10 năm 1847, Phùng Vân Sơn do lại phá hoại Tam Thánh cung
(tức Lôi miếu) ở Tử Kinh Sơn, bị thổ hào địa phương Vương Tá Tâm tố
cáo là “lết đảng tụ hội, ước mấy ngàn người... không theo pháp luật của
triều Thanh”, quan huyện tiếp nhận lời tố cáo còn nhận hối lộ của hắn ta,
nên cuối năm đã bắt giam vào ngục Phùng Vân Sơn, Lư Lục, cơ quan do
Bái thượng đế hội xây dựng bị phá huỷ. Hồng Tú Toàn bị buộc phải chạy
về Quảng Đông. Chính vào giờ phút quan trọng Bái thượng đế hội không
có người chủ trì, tư tưởng hội viên dao động, Dương Tú Thanh giả thác là
truyền lời nói “Thiên phụ thượng đế” hạ phàm nên mới ổn định được lòng
hội viên (Tuy lần Dương Tú Thanh thay “thiên phụ” truyền lời nói này, đã
cứu được tổ chức Bái thượng đế hội đả phá thông lệ chỉ có Hồng Tú Toàn
mới có thể thay Thiên phụ truyền lời nói, nhưng đã chôn một cội rễ tai họa
cho sự chia rẽ nội bộ tập đoàn lãnh đạo Thái Bình Thiên Quốc sau này).
Trên đường bị giải đi, Phùng Vân Sơn đã dùng giáo lý thuyết phục được
hai công sai, thả ra, một người còn cùng theo về Tử Kinh Sơn, khiến các
hội viên được cổ vũ rất lớn, càng kiên định lòng tin “xưa nay chính có thể
thắng tà”, “xưa nay tà khó thắng chính”.
NÊU CHIÊU BÀI “PHỤNG MỆNH TRỜI ĐÁNH HỒ”,
PHÁT ĐỘNG KHỞI NGHĨA KIM ĐIỀN
Năm 1849, Hồng Tú Toàn trở lại Tử Kinh Sơn, một mặt tiếp tục củng cố
tổ chức Bái thượng đế hội, một mặt gấp rút công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ