giải quyết. Hồng Tú Toàn chấp nhận chủ trương chiến lược của Dương Tú
Thanh “không để ý tới Việt, xông thẳng về phía trước, theo sông đi về
Đông, lướt qua thành luỹ, bỏ yếu hại, chỉ chú ý đến Kim Lăng, chiếu đó là
căn bản, sau sẽ sai tướng về đánh lại, chia lo Nam Bắc”, coi việc chiếm lấy
Nam Kinh, thiết lập quốc đô là căn bản của cách mạng. Chiếm lấy Nam
Kinh rõ ràng là có nhãn quang chiến lược hơn một chủ trương khác lúc đó
là đánh về quê nhà, tiến quân về Quảng Đông, Quảng Tây.
Ở châu Đạo, sau khi đã xác định phương châm tiến công chiến lược, mỗi
khi tới địa phương nào, quân Thái Bình đều cử người “đi truyền tin xa
gần”, tố cáo Vương triều Thanh là “tham quan ô lại khắp thiên hạ”, là “kẻ
giàu nắm quyền”. Quân Thái Bình đánh giàu cứu nghèo, lại nói “tương lai
sẽ miễn sưu thuế 3 năm”, vì thế lương dân tranh nhau đón tiếp và quan
quân đến đều bãi thị”. Vì vậy đã thuận lợi chiếm được Giang Hoa, Vĩnh
Minh, Lan Sơn, Quế Dương, ngày 17 tháng 8 chiếm châu Sâm. Do đánh
Trường Sa bị chống cự, đánh hơn 50 ngày liền không hạ được, ngày 30
tháng 11 đêm mưa lớn, rút khỏi Trường Sa, qua cầu phao Tương Giang lên
phía Tây, quân địch ở Trường Sa không biết gì. Ngày 3 tháng 12 quân Thái
Bình chiếm Ích Dương.
Do Thuyền Hộ Ích Dương là Dũng Diệu tham gia quân Thái Bình, nên
được mấy ngàn chiếc thuyền dân, và theo đường thủy ra cửa Mộc Tử (tức
cửa Lâm Tư) vượt hồ Động Đình, ngày 13 tháng 12 chiếm được Nhạc
Châu. Tại cảng quan trọng này lại được mấy ngàn chiếc thuyền nữa và
nhiều Thuyền hộ gia nhập quân Thái Bình, biên chế thành thủy quân, đội
ngũ mở rộng đến 15 vạn người. Ở Nhạc Châu còn bất ngờ thu được rất
nhiều vũ khí, thuốc nổ, cải thiện được trang bị quân đội. Ngày 12 tháng 1
năm 1853, chiếm được Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, uy danh quân Thái Bình
vang lừng. Chính phủ Thanh vội ra lệnh cho Kỳ Thiện làm Khâm sai đại
thần dẫn quân phòng thủ Tín Dương, và cử Lục Kiến Doanh làm Khâm sai
đại thần dẫn quân phòng thủ Giang Hoãn. Không ngờ quân Thái Bình ngày
9 tháng 2 đã bỏ Vũ Xương theo Trường Giang Đông Hạ “buồm bay đầy
sông, đuôi dài 10 dặm”, “phụ nữ, già, trẻ theo thuyền đi trên sông, thiếu