niên đinh tráng theo bờ sông đi trên bộ, cùng tiến, phao là có trăm vạn
quân”, quân Thanh “không cho phép ngăn ngừa”. Ngày 18, quân Thái Bình
chiếm Cửu Giang, ngày 24 chiếm An Khánh. Ngày 6 tháng 3 đến chiếm
thành Nam Kinh. Quân Thái Bình áp dụng chiến thuật “đào hầm đánh
thành, và ngày 19 tháng 3 làm đổ sập tường thành xông vào giết chết Tổng
đốc Lưỡng Giang Lục Kiến Doanh, quân Thanh giữ thành nghe tin báo
nhau bỏ chạy tan rã. Ngày 20 tháng 3 năm 1853 chiếm được toàn bộ thành
Nam Kinh.
Tại Nam Kinh, Hồng Tú Toàn chính thức thiết lập chính quyền cách
mạng nông dân đối địch với vương triều Thanh, đổi Nam Kinh thành Thiên
Kinh. Ngày 31 tháng 3 lại đánh Trấn Giang. Ngày 1 tháng 4 chiếm Dương
châu. Chính phủ Thanh vô cùng chấn động, “quan liêu trong bộ, ngoài bộ
đưa gia quyến về nhà, những kẻ nhàn rỗi học sĩ tan trở về quá nửa, kinh
thành trống không”. Để cứu vãn cục diện, triều Thanh dốc hết sức tăng
cường vây quét quân Thái Bình.
Sau khi định đô ở Thiên Kinh, Hồng Tú Toàn đã nhanh chóng xây dựng
các loại cơ cấu chính quyền, công bố một loạt chính sách chế độ. Như công
bố “Thiên triều điền mẫu chế độ”, nêu ra tư tưởng có ruộng cùng cày, có
cơm cùng ăn, có áo cùng mặc, có tiền cùng tiêu; nơi nào cũng bình quân,
không ai là không no ấm”. Thực hiện chính sách công hữu về ruộng đất,
sau khi thu hoạch, để lại lương thực đủ ăn cho mọi người, còn lại đều nộp
kho nhà nước, cưới xin đều dùng tiền nhà nước, người già yếu mồ côi đều
được nhà nước chi cho.
LẤY GIỮ VÀ BẢO VỆ ĐƯỢC THIÊN KINH LÀM TRUNG TÂM,
MƯU CẦU PHÁT TRIỂN
Lúc đầu Hồng Tú Toàn và Dương Tú Thanh còn có kế hoạch tiến quân
tới Tô, Hàng lấy “vùng giàu có Giang, Chiết”, nhưng hơn một vạn quân
Thanh đuổi theo sau đã nhanh chóng đến phía Đông thành Thiên Kinh,
thành lập đại doanh Giang Nam, khiến hai người đành phải bỏ kế hoạch
vốn có. Tiếp đó chính phủ nhà Thanh lại điều đến bộ binh kỵ binh, thành