lập đại doanh Giang Bắc ở bờ bắc Trường Giang. Sự uy hiếp trong gang tấc
của đại doanh Giang Nam, Giang Bắc đòi hỏi giải trừ gấp, để bảo đảm chắc
chắn cung cấp lương hướng cho Thiên Kinh còn phải lập tức Tây chinh, tức
là phải chiếm lại những cứ điểm ở thượng du Trường Giang vừa mới vứt bỏ
không giữ (như Vũ Xương, Cửu Giang, An Khánh v.v... để đánh thẳng vào
“sào huyệt yêu quái Trực Khang (Bắc Kinh)” thì nhiệm vụ quét phương
Bắc không được chậm trễ.
Ngày 10 tháng 4 năm 1853, Dương Tú Thanh công bố lệnh đưa quân lên
dẹp Bắc. Quân dẹp Bắc gần hai vạn người do Lâm Phong Tường soái lãnh,
từ Phố Khẩu qua An Huy lên Bắc. Tuy đạo quân này trong hai năm đã đánh
thắng nhiều trận, càn quét 6 tỉnh, đánh nhau liên tiếp năm ngàn dặm, chiếm
được hàng chục thành, nhưng do một mình đạo quân đánh vào sâu, bị trọng
binh quân Thanh tầng tầng ngăn chặn, nên đến nửa đầu năm 1855 bị tiêu
diệt toàn bộ.
Ngày 19 tháng 5 năm 1853, Hồng Tú Toàn cử Hồ Dĩ Hoảng dẫn mấy
ngàn chiến thuyền Tây chinh, do bộ đội giang phòng của địch tan rã từ
sớm, nên thủy binh của quân Thái Bình đã hoàn toàn khống chế mặt sông,
chiếm đóng An Khánh một cách thuận lợi, tiếp đó lại chiếm được Vũ
Xương và Cửu Giang. Khi thừa thắng Nam hạ Hồ Nam đã gặp phải sự
chống cự ngoan cường của quân Hồ Nam của Tăng Quốc Phiên được trang
bị rất nhiều thuyền và pháo của nước ngoài, chiến cục đã xảy ra thay đổi.
Tháng 10 năm 1853, Vũ Xương thất thủ. Tháng 2 năm 1854, quân Thái
Bình dụ địch vào sâu dùng chiến thuật chia cắt vây diệt, đại thắng ở Cửu
Giang và Hồ Khẩu. Tăng Quốc Phiên chạy trốn về Nam Xương, quân Thái
Bình thừa thế đại công kích, lại chiếm được Vũ Xương, cuối năm lại đánh
vào Giang Tây, chiếm tám phủ và hơn năm mươi châu huyện. Sau khi Tây
chinh cáo tiệp, ngoài thành Thiên Kinh lại thắng một trận lớn. Tháng 3 năm
1853 đánh tan đại doanh Giang Bắc, tháng 6 lại đánh tan đại doanh Giang
Nam, giải trừ được áp lực quân sự uy hiếp Thiên Kinh lâu tới 3 năm. Đây
là thời kỳ toàn thịnh về quân sự của Thái Bình Thiên Quốc.