nổi đã vào” (Xem “Quản Tử”). Điều này có nghĩa là, trước khi triển khai
hành động quân sự, điều đầu tiên phải tuyển chọn các mặt tài lực, vật lực,
nhân lực, vũ khí, giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, trinh sát tình báo,
cùng với thời cơ chiến đấu, phải chuẩn bị thật sự đầy đủ, đứng ở thế không
bị thất bại, sau đó mới xuất quân đi đánh trận. Những phương châm sách
lược trị quốc đồ bá mà Quản Trọng đặt ra cho Tề Hoàn Công chính là chiến
lược tổng thể đem chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao kết hợp lại với
nhau. Đặc biệt là tác chiến kinh tế, phát triển trước người những điều chưa
phát triển, đã làm phong phú và phát triển học thuyết chiến lược. Lý luận
chiến lược quốc gia của Quản Trọng đã nêu ra sớm hơn hai ngàn năm so
với “chiến lược quốc gia” mà các nước Tây phương đã nêu ra sau đại chiến
thế giới lần thứ nhất, cho nên giới sử học đã gọi Quản Trọng là ông tổ khai
sơn phá thạch của lý luận chiến lược quốc gia. Trong lịch sử của dân tộc
Trung Hoa đã từng sản sinh ra một nhà mưu lược vĩ đại như vậy, con cháu
Viêm Hoàng đều nên vì thế mà cảm thấy vinh dự vẻ vang và tự hào.