- Thờ vua không ăn ở hai lòng ấy là thần. Giữ điều ác không hề thay đổi
ấy là vua. Trước kia Tề Hoàn Công không nghĩ tới mối thù Quản Trọng bắn
vào chiếc đai lưng, đã trọng dụng Quản Trọng, cuối cùng đã thành nghiệp
bá. Thời Thương Thang, Y Doãn đã thả Thái Giáp ở Đồng Cung, Thái Giáp
tức thì đã trở thành quân vương sáng suốt như thần thánh. Bệ hạ vì thù xưa
mà không muốn gặp kẻ thần này thì họa hại sẽ tìm đến bệ hạ đó!
Văn Công đã tiếp kiến Tự Nhân Phi. Tự Nhân Phi đã đem mối họa loạn
sắp sửa phát sinh nói cho Văn Công biết. Văn Công đã cải trang lẻn trộm ra
khỏi nước, bí mật gặp gỡ Tần Mục Công. Lữ Sanh, Khích Nhuế đã đốt
vương cung, thế nhưng đã không tìm thấy Văn Công. Tần Mục Công đã dụ
bọn Lữ, Khích v.v... giết chết ở trên bờ Hoàng Hà. Văn Công đã liên hiệp
với Tần diệt trừ tập đoàn âm mưu đó. Sau đó, Tự Nhân Phi vẫn được Văn
Công trọng dụng, đã nêu ra rất nhiều chủ ý hay trong việc xưng bá của Văn
Công.
TÔN VƯƠNG ĐÁNH DI,
CẦU LẤY NGHIỆP BÁ
Sau khi Văn Công giành được chính quyền đã quyết tâm cai trị nước
Tấn, đã có biết bao sóng gió khó khăn kể từ đời Hiến Công đến nay. Ông
đã lắng nghe đầy đủ những hiến kế, hiến sách của quân thần, chỉnh đốn ổn
định xã hội, lập lên ba quận Thượng, Trung, Hạ. Tức thì cả giang san nước
Tấn sinh sôi phát triển, lực nước cường thịnh. Tấn Văn Công tuổi quá hoa
giáp mới giành được ngôi vua. Tuy những ngày còn lại không được nhiều,
nhưng chí hướng xưng bá tranh hùng vô cùng mạnh mẽ. Ông hiểu biết sâu
sắc rằng nước Tấn nếu muốn xưng bá thì cần phải dựng lên ngọn cờ “Tôn
Vương đánh Di”, bởi vì nước Tấn là một nước lớn, vua nhà Chu thân gần
với họ Cơ, dân nước Tấn nhiều năm sống tạp cư với Nhung, Địch, đại đa số
dân chúng hung hãn thiện chiến, nước Tần ở vào địa thế dễ giữ khó đánh
nên đã phát huy được những ưu thế này nhanh chóng xưng bá chư hầu.
Năm thứ mười sáu Chu Tương Vương, vương đệ nhà Chu là Thái Thúc Tử
Đái đem quân đội cấu kết với nước Địch, đánh vào Lạc Ấp ở kinh thành,