muốn mọi người thật sự đến sửa chữa, chẳng qua chỉ muốn thể hiện một uy
thế: Ai dám đến động vào chữ? Với uy thế này, Lã Bất Vi nói trong lời tựa
của cuốn sách là ông ta trực tiếp học cách dạy bảo hoàng đế của Chuyên
Húc trong truyền thuyết lịch sử, muốn Doanh Chính nghe theo sự dạy dỗ
của mình. Dựa vào cái gì vậy? Có thể là dựa vào địa vị đặc biệt - "trọng
phụ” - của ông ta chăng?
Nhưng với tính cách của mình, Doanh Chính không hy vọng bất kỳ một
người nào bằng bất kỳ danh nghĩa gì can dự vào việc chấp chính một mình
của ông ta. Doanh Chính từ nhỏ đã lớn lên trong hoàn cảnh lưu lạc cùng
khốn, phiêu bạt nơi đất khách quê người, nếm đủ những cái nhìn khinh bỉ
của người khác, sau khi lớn lên trở về nước lại chịu ảnh hưởng của tư
tưởng thống trị mà nước Tần áp dụng từ biến pháp Thương Hưởng đến nay
- "đồ gốm đen" của tư tưởng pháp gia khiến ông ta rất sùng bái vai trò của
quyền lực và uy lực chính trị. Thử nghĩ xem, ông ta làm sao có thể dễ dàng
chấp nhận để Lã Bất Vi chỉ bảo ông ta từng tí một từ sau lưng, nói ba nói
bốn? Thế là, mâu thuẫn giữa hai người đã công khai nổ ra từ sau lễ lên ngôi
của Doanh Chính năm 22 tuổi.
Ngòi nổ của sự việc bắt đầu từ một tin tức xấu xa trong cung điện. Nghe
nói, mẹ của Doanh Chính - vị mỹ nhân tuyệt sắc năm đó - có quan hệ tư
thông trong thời gian dài với Lã Bất Vi. Cùng với sự lớn lên từng ngày của
Doanh Chính, Lã Bất Vi sợ bị phát hiện, liền tìm một thái giám giả tên là
Lao ái thay thế mình. Việc tư tình giữa Lao ái và Thái hậu ngày càng sâu
sắc, thế lực cá nhân của Lao ái cũng ngày càng bành trướng. Doanh Chính
lên ngôi tự mình chấp chính, Lao ái để bảo vệ lợi ích hiện có của mình,
phán đoán sai tình thế, phát động một cuộc binh biến nhằm lật đổ Doanh
Chính. Không ngờ Doanh Chính đập tan cuộc binh biến một cách không
nương tay.
Sự việc bại lộ, Doanh Chính trước sự gian tình của Thái hậu và Lao ái, nổi
giận lôi đình. Nhân dịp này tiến hành truy cứu, cuối cùng điều tra ra Lã Bất