MƯU TRÍ THỜI TẦN HÁN - DƯƠNG NHẠN SINH - BẠO THÚC DIỄM - Trang 155

Không có lễ không thành triều chính, không có thước không thể vẽ được
hình vuông. Nếu như Lưu Bang không để Thúc Tôn Thông chế định triều
lễ thì sẽ không bao giờ thể nghiệm được cái tôn quý của bậc hoàng đế. Đám
công thần trong triều đình cứ làm loạn như cũ mãi thì triều đình có trở
thành được triều đình hay không. Bất cứ thời đại, quốc gia, bất kể nhà máy,
thực thể nào đều phải có quy phạm của mình, nếu không thì chẳng thể
thành công được. Thương trường ngày nay có những quy phạm riêng của
nó. Đó chính là những điều lệ quốc tế được hình thành qua hàng trăm năm
phát triển của nền kinh tế thị trường. Ai không hiểu được điều lệ đó, không
biết cách tiếp cận với quỹ đạo của nó thì sẽ chịu nhiều thiệt thời trên
thương trường.
Điều lệ quốc tế có một nội dung rất quan trọng, đó là chế độ độc quyền.
Trước cổng cục độc quyền của nước Mỹ có dựng một tấm bia đá lớn, trên
đó khắc một câu nổi tiếng của tổng thống: "Chế độ độc quyền là lửa của
thiên tài, là chất dầu làm gia tăng tốc độ của bộ máy sinh lợi nhuận", ai biết
vận dụng độc quyền thì quả là không nghi ngờ gì vào lợi như hổ thêm nanh
của mình, còn ai không biết vận dụng nó thì sẽ ăn phải quả đắng.
Đậu phụ ở Trung Quốc đã có từ mấy ngàn năm. Đối với người Trung Quốc
thì câu hỏi "thế nào là đậu phụ?" quả là một câu hỏi thừa. Ai mà chẳng từng
ăn, từng nhìn qua đậu phụ. Thế mà đậu phụ Trung Quốc vừa đến Mỹ, câu
hỏi tưởng như thừa ở trên lại trở thành một vấn đề, một làn sóng lớn. Từ đó
mới đặt lại vấn đề cần phải giới định rõ vấn đề "Đậu phụ là gì".
Những năm 80 một số nhà nghiên cứu nhiệt tình của thực phẩm ăn uống
Mỹ sản xuất ra một loại đậu phụ. Loại đậu phụ này hoàn toàn không giống
với loại đậu phụ truyền thống của người Trung Quốc. Nếu theo cách nhìn
của người Trung Quốc thì hoàn toàn không phải là đậu phụ, cùng lắm chỉ là
chất đạm của đậu tương. Họ đem đậu tương cho vào nước, dùng biện pháp
hóa học xử lý, làm mất đi một lượng đường, làm mất đi toàn bộ chất béo và
sau đó làm thành từng miếng và người Mỹ gọi đó là "đậu phụ”.
Người Trung Quốc không nắm được điều này, đem đậu phụ truyền thống
do mình sán xuất xuất khẩu sang Mỹ, ngay lập tức tạo ra một làn sóng tranh
luận. Người Mỹ nói sản phẩm mà Trung Quốc sản xuất không thể gọi là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.